Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

TP.HCM đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học từ năm 2025

Cập nhật: 14/10/2024 16:15
Người đăng: Nguyễn Nga | 187 lượt xem

Ngày 11/10 tại hội thảo, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được triển khai từ năm 2025.

TP.HCM đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học từ năm 2025

Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cùng đại diện các phòng GD-ĐT, trường học trên địa bàn thành phố.

Theo Kết luận số 91-KL/TW ngày 12.8 của Bộ Chính trị, Sở GD-ĐT tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp thiết thực trong việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu phát biểu khai mạc. Ông cho rằng hiện nay trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, triển khai mô hình song ngữ. Thành quả nhận được của các quốc gia này rất lớn, các em học sinh, sinh viên phát triển năng lực tiếng Anh toàn diện. Từ đó, các em có cơ hội rộng mở trong việc học tập, nghiện cứu và hội nhập quốc tế.

TP.HCM đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học từ năm 2025

>>>> Mách bạn: Thí sinh đổi hướng thi Đánh giá năng lực do lo lắng thi tốt nghiệp THPT 2025 đổi mới

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu trong hội thảo khi nghe ý kiến từ Sở GD-ĐT TP.HCM. Ông cho biết Bộ sẽ tham mưu Chính phủ và sớm thực hiện việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Quản lý nhà nước, các nhà khoa học - chuyên gia, nhà đào tạo (cơ sở giáo dục), nhà trường, nhà doanh nghiệp chính là 5 trụ cột chính để có thể thực hiện tốt đề án mang tầm quốc gia này. Tất cả từ Nguồn lực, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cơ chế chính sách, tạo cơ hội cho giáo viên bản ngữ hợp tác, làm việc tại Việt Nam... sẽ cần phối hợp để có được giải pháp tốt nhất.

"Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định các giải pháp trước mắt, lâu dài và đột phá. Như thế, cách làm đồng bộ nhưng phải xác định đâu là giải pháp đột phá, không dàn hàng ngang, nơi nào có điều kiện phù hợp thì thực hiện. Khuyến khích các địa phương có đủ điều kiện như TPHCM sẽ là đầu tàu dẫn dắt, định hướng việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả", Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói.

Ông Thưởng cho hay kể từ khi có Kết luận 91 của Bộ Chính Trị thì đây là hội thảo đầu tiên được tổ chức. Từ đó có thể thấy được TP.HCM đang rất quyết tâm trong việc dẫn đầu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Rất nhiều chuyên gia đã nhận định về thực trạng dạy và học tiếng Anh ở các trường học. Môn học này đã có những chuyển biến vượt bậc trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là vùng trũng đối với đại đa số của các địa phương đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Ngoài việc xây dựng hàng lang pháp lý thì việc có chế độ đãi ngộ giáo viên để thu hút nhân lực cũng rất quan trọng. Việc này sẽ giúp tháo gỡ cho tình trạng thiếu giáo viên ở các trường công lập, phải tuyển dụng giáo viên nước ngoài. Đây thực sự là điều cần thiết khi Việt Nam đag ngày càng hội nhập với quốc tế một cách lớn mạnh.

Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh cho rằng dựa trên điều kiện thực tế, cần có cả các thiết bị công nghệ phù hợp thì mới có thể thực hiện việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

TP.HCM đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học từ năm 2025

>>>> Giải đáp: Vì sao học sinh thích học thêm hơn tự học?

Để tiến tới thực hiện được mục tiêu về ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, ông Hồ Tấn Minh đã đề xuất 8 giải pháp thiết thực nhất:

  1. Đầu tư phát triển hạ tầng số: Nâng cấp hạ tầng công nghệ trong các trường học là nền tảng.
  2. Triển khai các chương trình tích hợp: Áp dụng các phương pháp tích hợp được hỗ trợ bởi nội dung số cho phép học sinh học tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các môn học khác.
  3. Đào tạo giáo viên và phát triển chuyên môn: Giáo viên đóng vai trò then chốt do đó, nâng cao kỹ năng công nghệ và khả năng tiếng Anh của giáo viên là yếu tố quan trọng.
  4. Tham gia vào tổ chức các hoạt động giáo dục có yếu tố quốc tế: Tổ chức các chương trình trao đổi văn hóa trực tuyến với các trường ở các quốc gia nói tiếng Anh, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi quốc tế, tổ chức các cuộc thi quốc tế với sự tham gia của học sinh, các nước trong khu vực, từ đó giúp học sinh làm quen dần với việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường học tập.
  5. Triển khai các khung đánh giá: Xây dựng các tiêu chuẩn để công nhận đánh giá tiến độ và hiệu quả của việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 tại trường học.
  6. Chính sách hỗ trợ: Sự hỗ trợ về chính sách và tài chính của chính quyền: Là yếu tố rất cần thiết để triển khai kế hoạch hiệu quả và bền vững.
  7. Bản địa hóa nội dung: Xây dựng tài liệu học tập các môn như giáo dục địa phương, lịch sử địa lý bằng tiếng Anh trên môi trường ảo. Giúp học sinh trải nghiệm một cách chân thực, từ đó hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức môn học song song tạo bối cảnh, ngữ cảnh cho việc học tiếng Anh của học sinh.
  8. Rút ngắn khoảng cách số: Đảm bảo công bằng trong tiếp cận công nghệ với những khu vực địa bàn còn khó khăn về cơ sở vật chất thông qua việc triển khai các hệ thống hoạt động trên nền tảng đám mây, các giải pháp tận dụng tái sử dụng các thiết bị cũ.

TP.HCM đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Tuy vậy, cẫn có có sự hỗ trợ và đồng hành của cơ quan ban ngành để thực hiện tốt việc này.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan
cach-tinh-diem-xet-tot-nghiep-thpt-chuan-tu-nam-2025 Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT chuẩn từ năm 2025 Kể từ năm 2025, phương thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ có sự thay đổi đáng chú ý, đánh dấu một bước tiến trong việc cải cách giáo dục tại Việt Nam. Dưới đây là cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT chuẩn từ năm 2025 phụ huynh, thí sinh cùng lưu ý. chinh-thuc-ban-hanh-quy-che-thi-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2025 Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Ngày 24/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, có nhiều điểm mới đáng lưu ý trong Quy chế vừa được ban hành. mon-tin-hoc-cong-nghe-duoc-nhieu-truong-dai-hoc-them-vao-to-hop-xet-tuyen-nam-2025 Môn Tin học, Công nghệ được nhiều trường Đại học thêm vào tổ hợp xét tuyển năm 2025 Năm 2025, trong các môn tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT có thêm môn Công nghệ và Tin học. Theo đó, một số trường Đại học đã điều chỉnh thêm hai môn mới vào tổ hợp xét tuyển. xet-tuyen-som-cung-nhung-van-de-bat-cap Xét tuyển sớm cùng những vấn đề bất cập Ngày 7/12, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay vấn đề xét tuyển sớm vẫn nhận được rất nhiều ý kiến từ chuyên gia, cơ sở giáo dục. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn đề xuất nên bỏ hẳn hình thức xét tuyển này vì "lợi bất cập hại".

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898