Năm 2025 thay đổi phương án thi để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Vậy thí sinh trượt đại học cần làm gì để xét tuyển năm 2025?
Thí sinh trượt đại học cần làm gì để xét tuyển năm 2025?
Tại ngày hội Tư vấn tuyển sinh do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP HCM sáng 3/3, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại đây đã có hơn 2.000 học sinh các tỉnh, thành khu vực phía Nam đến để tìm hiểu thông tin tuyển sinh, nghề nghiệp. Đặc biệt vấn đề các bạn cũng rất quan tâm đó chính là thí sinh trượt đại học cần làm gì để xét tuyển năm 2025.
Theo đó, 2024 là năm cuối thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ. Từ năm 2025 trở đi để phù hợp với lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) thì kỳ thi đã có nhiều thay đổi.
>>>> Mách các tân sinh viên các khối thi tốt nghiệp THPT thí sinh cần biết
Nếu như thí sinh không đạt điểm vào đại học thì sang năm phải thi lại như thế nào? Đây là điều điều được nhiều sự quan tâm nhất và PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho rằng đây là trường hợp không mong muốn. Thế nhưng, nếu như các em không may trượt năm 2024 thì các em phải thi cùng những thí sinh năm sau trong trường hợp muốn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học. Còn nếu các em tham gia các kỳ thi như đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy thì có thể sử dụng điểm này để xét tuyển.
"Sẽ không có kỳ thi lại. Đây là một cuộc đua có nhiều khó khăn, thách thức nên các thí sinh năm nay cần lường trước để nỗ lực hết mình để xét tuyển vào ngành mong muốn", bà Thủy chia sẻ.
Hiện nay số thi trượt không nhiều ví dụ như ăm 2023 trong hơn một triệu thí sinh thi tốt nghiệp, chỉ hơn 1% trượt. Bên cạnh đó, để tổ chức ra một kỳ thi vô cùng tốn kém. Đây sẽ là định hướng chung cho vấn đề này và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định phương án cuối cùng.
Vào tháng 11/2023 trước đó, tại họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết thí sinh không đỗ tốt nghiệp năm nay có thể sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến phương án tổ chức một kỳ thi riêng.
"Học sinh yên tâm là không có chuyện học chương trình năm 2006 mà thi theo 2018", ông Hà nói.
Sau thời gian lấy ý kiến thì phương án của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 chỉ có hai môn bắt buộc là Toán và Văn, còn Lịch sử và Ngoại ngữ là môn lựa chọn cùng 7 môn khác. Sẽ không còn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học Xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân). Số môn thi sẽ giảm hai, số buổi thi giảm một so với kỳ thi hiện tại.
Trong vài ngày tới, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho hay Bộ sẽ ban hành quy chế thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Dự kiến vào tháng 4 thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký và cuối tháng 6 sẽ diễn ra kỳ thi. So với năm ngoái thì mọi mốc thời gian không thay đổi đáng kể.
"Dù đã trúng tuyển sớm bằng các phương thức khác nhưng các em vẫn chưa đỗ chính thức. Theo quy định, thí sinh phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ", bà Thủy nhắc nhở các em học sinh đang đăng ký xét tuyển đại học bằng các phương thức như chứng chỉ quốc tế, tuyển thẳng, dùng học bạ.
Định dạng đề thi tốt nghiệp THPT 2025
Đối với đề thi tốt nghiệp THPT 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định hướng đánh giá năng lực.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực tổ chức hội thảo, mời chuyên gia góp ý để làm cấu trúc, định dạng, ngân hàng đề thi. Nhìn chung, tất cả sẽ phù hợp với lứa học sinh đầu tiên, mới có 3 năm học theo chương trình mới.
"Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu, áp dụng phương pháp khảo thí hiện đại để tránh độ lệch điểm quá lớn giữa một số môn, chẳng hạn một số môn trong nhóm khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội", ông Hà nói. Theo đó, những vấn đề trước đây chưa được khắc phục thì định dạng về đề thi mới tới đây sẽ giải quyết được. Độ tin cậy sẽ được cân đối giữa các môn học khác nhau.
>>>> Xem ngay: Thí sinh cần lưu ý những gì khi xét tuyển sớm?
Bộ đang phát triển một số định dạng trắc nghiệm mới cho môn Toán nhằm khắc phục những hạn chế trong không gian tư duy của học sinh. Bộ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định bởi có thể đề thi sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay là các câu trắc nghiệm chọn một trong bốn phương án nữa.
Trước đây, có những chuyên gia rất không đồng tình với hình thức thi trắc nghiệm, đặc biệt là với môn toán. Thế nhưng, sau thời gian nhận thiết với giải pháp xây dựng thiết kế đề thi với các câu hỏi mang tính tư duy logic, suy luận thì đã được ủng hộ và thống nhất rất cao.
"Ngay trong tháng 11 đã có đợt tập huấn đầu tiên đối với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp của 63 sở giáo dục và đào tạo và một số trường đại học. Cho tới thời điểm hiện tại, có trên 3.000 giáo viên tham gia. Đây là đội ngũ cốt lõi tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi", ông Ngọc Hà nói. Để xây dựng ngân hàng đề thi từ cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phát huy nguồn lực tối đa.
Thí sinh trượt đại học có thể sẽ phải thi lại cùng năm để xét tuyển năm 2025 nếu sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, để chuẩn bị trước, các em đặc biệt lưu ý thi tốt kỳ thi THPT năm 2024 tới đây.