Xã hội hiện đại là lúc công nghệ cũng sẽ phát triển theo. Nếu không chuyển đổi số thì Giáo dục sẽ bị tụt hậu. Đây là điều thật sự đáng để lưu ý.
Nếu không chuyển đổi số thì Giáo dục sẽ bị tụt hậu
TPHCM tổ chức Hội thảo vùng Đông Nam Bộ về Chuyển đổi số Giáo dục phổ thông với chủ đề "Khai thác dữ liệu - Kiến tạo giá trị" vào ngày 9/11 vừa qua. Tại đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM nhấn mạnh nếu không chuyển đổi số thì Giáo dục sẽ bị tụt hậu. Tuy nhiên, ý thức con người vẫn là điều quan trọng nhất, công nghệ là đòn bẩy giúp phát triển tốt hơn.
Tại hội thảo, nhằm mục tiêu xây dựng thành công mô hình giáo dục thông minh và phát triển xã hội số trong lĩnh vực GD&ĐT, sở GD&ĐT các địa phương TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh ký kết hợp tác triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
>>>> Mách bạn: Kỳ thi tốt nghiệp THPT vì sao vẫn chưa được loại bỏ?
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TPHCM, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số ngành giáo dục TPHCM PGS.TS Dương Anh Đức cho rằng công nghệ trong giáo dục là điều cần thiết. Sseer đổi mới phương pháp dạy học, quản lý cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
"Trong thời đại hiện nay nếu chúng ta không quan tâm đến chuyển đổi số nghĩa là chúng ta đang tụt hậu. Chính vì vậy, chủ đề hội thảo hôm nay có một ý nghĩa rất quan trọng", ông Đức phát biểu.
Bên cạnh đó, ông cho rằng bên cạnh vấn đề công nghệ áp dụng vào trong giáo dục thì có lẽ con người và ý thức vẫn là quan trọng nhất. Suy cho cùng, công nghệ vẫn là công cụ, đòn bẩy để thúc đẩy giáo dục.
Chúng ta cần phải nhìn rõ bản chất của vấn đề để xác định đâu là mấu chốt, đâu là vướng mắc, từ đó tập trung xây dựng công cụ, cơ chế thì mới có thể thực hiện tốt và hiệu quả công tác chuyển đổi số trong giáo dục.
Vùng Đông Nam bộ hiện nay được đánh giá rất cao. Phó chủ tịch cho rằng nơi đây có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, văn hóa và đối ngoại của cả nước. Trong chỉ số năng lực cạnh tranh của khu vực, GD&ĐT là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Có như vậy chúng ta mới có thể tiếp tục giữ vững và nâng cao vai trò đầu tàu kinh tế của vùng.
Như một giải pháp mũi nhọn, chuyển đổi số vì vậy luôn được quan tâm và đầu tư một cách tốt nhất. Bởi có như vậy thì chúng ta mới có thể thay đổi về tư duy, cách thức hành động của cá nhân và vận hành của tổ chức trong hệ thống giáo dục.
Nhiều mô hình chuyển đổi số được áp dụng thành công tại TPHCM như: Chuyển đổi số trong dạy học kết hợp, đổi mới kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh đầu cấp, chuẩn hóa dữ liệu toàn ngành, xây dựng kho học liệu số thành công, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng...
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cũng mong muốn thực hiện 10 mục tiêu chuyển đổi số của ngành GD&ĐT đến năm 2025 định hướng 2030.
Bên cạnh những thuận lợi thì chuyển đổi số giáo dục cũng gặp những thách thức to lớn. Đặc biệt phải kể đến các nơi vùng miền xa, nhiều giáo viên và phụ huynh vẫn còn giữ tư duy truyền thống về giáo dục, cho rằng việc học trực tiếp ở trường vẫn là hiệu quả hơn so với việc học trực tuyến.
>>>> Xem ngay: Ngành Giáo dục cần được đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Họ đã quen với lối dạy và học tập cũ nên để họ sẵn sàng thay đổi để tiếp nhận các phương pháp giảng dạy, học tập mới là điều khá khó. Trong quá trình tiếp cận công nghệ hiện đại, nhiều giáo viên vẫn chưa thể bắt nhịp và cảm thấy khá khó khăn.
Những khó khăn mang tính đặc thù của ngành cũng sẽ gặp phải trong việc triển khai hạ tầng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Trong những năm gần đây, tại nước ta, cơ sở hạ tầng giáo dục đã được tăng cường. Thế nhưng vẫn còn khoảng cách chênh lệch rất lớn giữa các khu vực và các vùng miền.
Do hạn chế về kinh phí, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vì thế mà các kho tài liệu số khi được thiết lập cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại chúng ta cũng đang bị lãng phí thời gian, ngân sách bởi nhiều kiến thức được đăng tải nhưng chưa được xác thực, chưa đồng nhất toàn bộ về kiến thức.
Ngoài ra quyền sở hữu trí tuệ và an ninh thông tin. Cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một số những quy định pháp lý chuyên về giáo dục chưa được hoàn thiện.
Trong buổi hội thảo, các kiến thức, kinh nghiệm, mô hình chia sẻ là một bức tranh tổng thể về kiến trúc chuyển đổi số. Từ đây, các sở GD&ĐT có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số một cách bài bản nhất.
Quả thật nếu không chuyển đổi số thì Giáo dục sẽ bị tụt hậu. Chuyển đổi số sẽ là một công cụ giúp cho giáo dục được hội nhập và vươn xa hơn ra tầm quốc tế.