Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Khảo sát thi tốt nghiệp môn Tin học, Công nghệ không thí sinh nào chọn ở nhiều trường

Cập nhật: 17/12/2024 11:05
Người đăng: Nguyễn Nga | 6 lượt xem

Theo khảo sát ở rất nhiều trường THPT công lập, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 tới đây không có thí sinh nào chọn môn Tin học, Công nghệ. Thí sinh sợ lựa chọn tổ hợp có môn mới vì sợ điểm kém.

Môn Tin học, Công nghệ không thí sinh nào chọn ở nhiều trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh dự thi với 4 môn gồm Toán và Ngữ văn là hai môn bắt buộc. Hai môn tự chọn gồm các môn lựa chọn được học ở lớp 12: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Năm nay, môn Tin học và Công nghệ được đưa vào tổ hợp thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Nhiều trường học và địa phương đã tổ chức khảo sát và thống kê lựa chọn của học sinh trước khi học sinh được đăng kí tổ hợp chính thức.

Khảo sát thi tốt nghiệp môn Tin học, Công nghệ không thí sinh nào chọn ở nhiều trường

Theo khảo sát ở 675 học sinh trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát không có học sinh nào chọn môn thi Tin học, Công nghệ.

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Tiến sĩ Nguyễn Bội Quỳnh cho biết khảo sát ở nhà trường trên 910 học thì sinh có 765 học sinh chọn môn thi tốt nghiệp là Ngoại ngữ, chiếm 84%, các môn tiếp theo lần lượt là Vật lí (369), Lịch sử (227), Giáo dục kinh tế và pháp luật (210), Hóa học (191). Những môn thuộc nhóm thấp là Địa lí (70), Sinh học (35), Tin học (5) và không có học sinh nào lựa chọn môn Công nghệ.

Đối với các môn xã hội và tự nhiên, các em học sinh cũng có xu hướng lựa chọn môn thi xã hội nhiều hơn. Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết đã cố gắng giải thích và định hướng để các em lựa chọn sao cho khoa học.

Vật lí và Hóa học là hai môn chính được Trường Trung học phổ thông Việt Đức thiết kế ở tất cả 8 tổ hợp. Những tổ hợp tự nhiên sẽ bao gồm cả hai môn này và có thể kết hợp với Sinh học hoặc Tin học; trong khi đó, nhóm tổ hợp xã hội có một trong hai môn trên.

"Thực tế, nhiều học sinh lựa chọn tổ hợp xã hội vì các em không chú trọng học các môn tự nhiên ở bậc trung học cơ sở cũng như có tâm lý sợ học các môn học này. Sau khi nhà trường tư vấn, động viên, phân tích lợi ích của từng tổ hợp, số học sinh chọn tổ hợp tự nhiên tăng cao" - cô Quỳnh bày tỏ.

Theo thống kê của Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm, Hà Nội) với 675 có tới 511 em lựa chọn môn Ngoại nữ, chiếm 75%, kế tiếp là Vật lí (359), Hóa học (152), Lịch sử (103), Địa lí (94), Giáo dục kinh tế và pháp luật (70), Sinh học (32) và không có học sinh nào đăng kí thi Tin học và Công nghệ.

Tại Trường Trung học phổ thông Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), trong 390 học sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm nay, có 220 em lựa chọn môn Ngoại ngữ, chiếm 56,40%; kế tiếp là môn Địa lí với 219 thí sinh, chiếm 56,10%; Vật lí có 110 thí sinh (28,20%); Hóa học và Lịch sử cùng có 87 thí sinh (22,30%); Sinh học có 34 thí sinh (8,70%); Giáo dục kinh tế và pháp luật có 23 thí sinh (5,90%). Trường cũng không có học sinh nào đăng kí thi Tin học và Công nghệ.

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Thanh Thủy, Thạc sĩ Trần Huy cũng chia sẻ về vấn đề này: “Trường có đủ giáo viên dạy môn Tin học và môn Công nghệ, năng lực rất tốt. Số lớp học hai môn này khá nhiều nhưng học sinh không có nguyện vọng lựa chọn làm môn thi tốt nghiệp, có thể do các trường đại học chưa công bố tổ hợp xét tuyển các môn đó".

Không chỉ ở khu vực miền Bắc, theo khảo sát ở khu vực miền trong là TP Cần Thơ, tổ hợp có nhiều thí sinh đăng ký nhất là Lịch sử và Địa lí (1708), kế tiếp là Địa lí và Giáo dục kinh tế và pháp luật (1689), Ngoại ngữ và Vật lí (1568), Vật lí và Hóa học (1494).

Một số tổ hợp chỉ có vài chục thí sinh đăng là hai môn mới Tin học và Công nghệ. Chỉ có 21 thí sinh lựa chọn tổ hợp Hóa học, Công nghệ và tổ hợp Tin học, Công nghệ.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ, ông Trần Thanh Bình bàn luận về xu thế lựa chọn môn thi của thí sinh trong năm 2025 này là không phải do môn học dễ hay khó mà là phù hợp với ngành các em xét tuyển đại học và định hướng nghề nghiệp.

Năm học 2024 – 2025 tại thành phố Cần Thơ vẫn có có 14/30 nhóm môn học có từ 3 môn khoa học tự nhiên trở lên. Chiếm 47% là số học sinh đăng kí học ít nhất 3 môn khoa học tự nhiên, chưa kể các nhóm môn có 2/4 môn tự nhiên.

Tuy nhiên, riêng đối với môn Tin học và Công nghệ vẫn nhiều thí sinh dè dặt không lự chọn là bởi hai môn đó lần đầu tiên xuất hiện trong năm nay.

"Hiện tại các trường đại học chưa công bố phương án tuyển sinh đại học nên chưa biết có bao nhiêu trường tuyển sinh bằng tổ hợp môn Tin học và môn Công nghệ. Do đó, học sinh đăng ký học và thi tốt nghiệp chưa nhiều" - ông Bình bày tỏ.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ cũng đề xuất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các trường đại học sớm công bố đề án tuyển sinh, các phương thức xét tuyển phải được công khai, minh bạch.

Nguyên nhân thí sinh không lựa chọn môn Tin học và Công nghệ

Khảo sát thi tốt nghiệp môn Tin học, Công nghệ không thí sinh nào chọn ở nhiều trường

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

Thứ nhất, tâm lý của học sinh. Đối với các em học sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT rất quan trọng, this sinh luôn muốn đạt điểm cao nên phương án an toàn các em sẽ ưu tiên lựa chọn. Thí sinh cảm thấy tổ hợp nào họ mạnh hay dễ đạt điểm cao thì lựa chọn. Họ sẽ không chọn các ngành học đòi hỏi khả năng tư duy khoa học và kỹ thuật.

Thứ hai, hoạt động hướng nghiệp tại bậc trung học cơ sở chưa hiệu quả.

Ở nhiều trường, hoạt động hướng nghiệp vẫn mang tính hình thức, chủ yếu tập trung vào lý thuyết, chưa có những buổi trải nghiệm thực tế để học sinh hiểu rõ vai trò và tiềm năng của các ngành nghề liên quan đến công nghệ. Học sinh thiếu sự tiếp xúc với các lĩnh vực như lập trình, kỹ thuật số hay công nghệ thông tin nên không có đủ động lực và hứng thú để theo đuổi.

Bên cạnh đó, nội dung hướng nghiệp còn nặng về các nghề truyền thống, chưa cập nhật xu hướng phát triển của thời đại công nghệ 4.0 khiến phụ huynh, học sinh chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng và cơ hội việc làm của ngành Tin học và Công nghệ. Chính vì thiếu định hướng từ sớm, học sinh thường chọn các môn học phổ biến và quen thuộc hơn để đảm bảo an toàn trong xét tuyển và thi cử.

Thứ ba, các trường đại học, kể cả các trường chuyên về kỹ thuật công nghệ, đang mở rộng thêm các tổ hợp môn xã hội nhằm thu hút đông đảo thí sinh. Như vậy, để có thể theo học các trường kỹ thuật thì các em học sinh chọn khối xã hội vẫn có thể tham gia bình thường. Từ đó, các em sẽ không chọn công nghệ, tin học, hóa học và sinh học để yêu cầu quá sâu về kiến thức mà chọn môn xã hội để dễ đạt điểm cao hơn.

Thế nhưng, các em đâu định hướng được khi vào trường kỹ thuật, yêu cầu phải có nền tảng về các môn khoa học tự nhiên. Khi không có nền tảng thì việc theo kịp chương trình học là rất khó, thí sinh sẽ không thể phát huy hết khả năng của mình.

Đây cũng thực sự được coi là xu hướng báo động. Nếu tiếp tục để học sinh theo đuổi quá nhiều ngành học trong lĩnh vực khoa học xã hội, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu đầu vào chất lượng cho nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật trong tương lai. Đặc biệt, đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học), vốn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững.

 

Tin Liên quan
de-xuat-giai-phap-quan-ly-viec-day-them Đề xuất giải pháp quản lý việc dạy thêm Vấn đề dạy thêm, học thêm đang là một trong những băn khoăn của ngành Giáo dục. Theo các nhà giáo dục đề xuất quản lý việc dạy thêm bằng cách coi dạy thêm thành ngành kinh doanh, phải báo cáo chương trình, thời lượng để đảm bảo không trùng với chính khóa. nang-nguong-dau-vao-voi-nganh-su-pham-la-dieu-can-thiet Nâng ngưỡng đầu vào với ngành Sư phạm là điều cần thiết Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung về việc nâng ngưỡng đầu vào với ngành Sư phạm. Theo đó, việc làm này là cần thiết bởi nó thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành và xã hội. nhung-dieu-can-loai-bo-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang-nam-2025 Những điều cần loại bỏ trong tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2025 Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng kiến nghị cần loại bỏ một số vấn đề trong tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2025 như các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào, các tổ hợp "lạ".   nhung-thieu-sot-can-khac-phuc-trong-huong-nghiep-cho-hoc-sinh-pho-thong Những thiếu sót cần khắc phục trong hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh định hướng đúng đắn nghề nghiệp tương lai, phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác hướng nghiệp hiện nay vẫn tồn tại nhiều thiếu sót, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898