Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Đề xuất chi 9.200 tỷ đồng mỗi năm để miễn học phí cho con giáo viên

Cập nhật: 11/10/2024 15:08
Người đăng: Nguyễn Nga | 58 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất chi 9.200 tỷ đồng mỗi năm miễn học phí cho con giáo viên. Theo đó, các em sẽ được hỗ trợ học phí từ mầm non đến Đại học.

Đề xuất chi 9.200 tỷ đồng mỗi năm miễn học phí cho con giáo viên

Ngày 8/10 vừa qua, về dự thảo Luật nhà giáo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan chủ trì soạn thảo, mỗi năm mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng. Việc miễn học phí này sẽ áp dụng cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác căn cứ vào độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái của họ.

Ông Trần Thanh Mẫn, chủ tịch Quốc hội cho rằng cơ quan soạn thảo cần cân nhắc thật kỹ vì việc này chỉ chỉ áp dụng được trong các trường công lập còn các cơ sở tư thục thì rất khó.

Đề xuất chi 9.200 tỷ đồng mỗi năm để miễn học phí cho con giáo viên

>>>> Xem ngay: Thí sinh đổi hướng thi Đánh giá năng lực do lo lắng thi tốt nghiệp THPT 2025 đổi mới

Thêm nữa, về tiền lương phụ cấp và hỗ trợ với nhà giáo cũng cần được làm rõ các điều kiện đảm bảo. Ví dụ như để chi miễn học phí cho con giáo viên với con số 9.200 tỷ đồng thì lấy nguồn nào để chi.

"Phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác", ông Mẫn nói.

Ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội cũng nêu ý kiến và cho rằng việc này không nên ghi vào Luật mà hãy theo hướng hỗ trợ các nhà giáo khó khăn.

"Ưu đãi, chế độ đặc thù thì được nhưng đặc quyền, đặc lợi thì không nên", ông Định góp ý.

Thêm nữa trong dự thảo Luật Nhà giáo lấy ý kiến ngày hôm đó, đối với những giáo viên mới được tuyển dụng, xếp lương lần đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn đề xuất tăng một bậc lương so với bảng lương hành chính thông thường. Kèm theo đó là tăng thêm 10% mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non, 5% đối với giáo viên tiểu học.

Từ 1/7, tùy cấp học và ngạch bậc, giáo viên nhận lương từ 4,9 đến gần 15,9 triệu đồng một tháng. Hiện này, nhà giáo hưởng lương từ ngân sách cả nước có hơn 1,05 triệu. Một số khoản phụ cấp mà nhà giáo được hưởng như: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Khoảng hơn 12.800 tỷ đồng một năm là chi phí tăng thêm để chi trả tiền lương cho giáo viên nếu đề xuất mới này được thông qua.

Thêm điểm mới trong cuộc họp lần này là trường hợp khi có sai phạm của nhà giáo, tuyệt đối các tổ chức, cá nhân không được công khai thông tin khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan soạn thảo cho rằng việc học tập của các em học sinh cần được đảm bảo khi xảy ra việc xử lý kỷ luật đối với nhà giáo. Tuyệt đối cần được đảm bảo tính nhân văn, giữ gìn hình ảnh, uy tín của nhà giáo trong quá trình giải quyết sự việc.

Ngày 21/10, sự Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8.

Giáo viên mong muốn được áp dụng miễn giảm học phí cho con em vùng sâu, xa

Khi dự thảo này được đưa tin đã thu hút rất nhiều sự quan tâm cảu dư luận. Rất nhiều ý kiến bày tỏ xung quanh dự thảo này. Có nhiều người cho rằng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên cũng có những đặc quyền cho giáo viên để động viên tinh thần, giúp họ yên tâm công tác.

Ở những ý kiến khác lại cho rằng so với những ngành nghề khác thì giáo viên không quá đặc biệt. Nhiều người cho rằng đưa vào luật và miễn phí cho 100% con nhà giáo chưa hợp lý, chỉ nên hỗ trợ các nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn.

Đề xuất chi 9.200 tỷ đồng mỗi năm để miễn học phí cho con giáo viên

>>>> Mách bạn: Thủ tướng yêu cầu giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025

Cô Thiên Hương – giáo viên đang giảng dạy tại Hà Nội ngay sau khi nhận được thông tin này đã cho biết: “Tôi là một giáo viên có con trai học lớp 4 và con gái học lớp 9. Tôi không cần con mình đi học được miễn học phí. Tôi đề xuất nên áp dụng cho những vùng sâu, vùng xa, nơi thầy cô giáo gặp nhiều khó khăn, còn ở vùng đồng bằng, như tôi vẫn sống tốt với lương và phụ cấp, mặc dù tối cũng tranh thủ bán hàng online. Hơn nữa, giáo viên có thu nhập ổn định so với công nhân và những ngành nghề lao động phổ thông khác. Chúng tôi cũng có điều kiện đưa đón con học tại trường mình đang dạy và dạy dỗ con tốt hơn nên xin nhường việc hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Hiệu trưởng THCS Phan Chu Trinh (quận Ba Đình, Hà Nội), bà Nguyễn Thanh Hà cũng cùng quan điểm nên hỗ trợ miễn giảm học phí cho con em giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Giáo viên nào có điều kiện thì không nên nhận miễn phí học phí cho con mình.

 “Quan điểm của tôi là có thể miễn học phí cho con giáo viên theo cách hỗ trợ các nhà giáo khó khăn  không ghi vào Luật. Bởi lẽ, ưu đãi với từng hoàn cảnh cụ thể thì được nhưng đặc quyền chung thì không nên", bà Hà cho hay.

Phó hiệu trưởng Trường THCS Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), bà Trần Thị Minh Hải có ý kiến ủng hộ với dự thảo này. Bà cho rằng nghề giáo là nghề có ý nghĩa quan trọng với xã hội. Việc miễn giảm học phí cho con em học là chủ trương đặc biệt hướng tới việc tri ân và hỗ trợ cho nghề cao quý này.

 “Bản thân tôi ủng hộ đề xuất này vì nó hướng đến việc động viên tinh thần giáo viên: Giáo viên đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục trong khi lại có mức thu nhập không cao hơn so với những ngành nghề khác. Chính sách miễn học phí cho con họ có thể coi là một sự động viên, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình giáo viên.

Đề xuất này cũng góp phần thu hút nhân lực vào ngành giáo dục, khuyến khích cá nhân giỏi, tâm huyết hơn với nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”.

Thế nhưng, bà vẫn chia sẻ thêm rằng xung quanh vấn đề này cần được cân nhắc sao cho phù hợp để tạo sự công bằng cho xã hội. Ví dụ như sẽ có các câu hỏi đặt ra rằng tại sao miễn giảm học phí cho con em giáo viên mà không áp dụng cho các ngành nghề khác có cùng mức lương và tính chất đặc biệt, đóng góp không nhỏ cho xã hội như y tế, công an, lực lượng vũ trang?

Thêm nữa là về ngân sách. Để thực hiện được điều này thì lượng ngân sách phân bổ là không nhỏ cho mỗi năm. Như vậy thì các khoản đầu tư khác cho giáo dục, như cơ sở vật chất, công nghệ giảng dạy hay phúc lợi chung cho toàn ngành liệu có bị ảnh hưởng rõ rệt hay không?

“Tóm lại, tôi ủng hộ đề xuất này, nhưng cũng cần có những nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng về cách thực hiện sao cho hợp lý, không gây mất cân đối ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội”, bà Hải khẳng định.

Đề xuất chi 9.200 tỷ đồng mỗi năm miễn học phí cho con giáo viên vẫn còn đang nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Bộ sẽ cân nhắc để đưa ra những quyết định sao cho phù hợp với tính chất ngành nghề.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898