Hà Nội tổ chức hội thảo Giáo dục năm 2023 vào ngày 5/11 vừa qua. Tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh để mở đường cho tự chủ Đại học cần đột phá về thể chế.
Để mở đường cho tự chủ Đại học cần đột phá về thể chế
Tham dự hội thảo có rất nhiều đại biểu đến từ cơ quan bạn ngành. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân. Cùng với đó là đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội; các đại biểu Quốc hội, giảng viên, đại diện tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học…
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận định phát biểu khai mạc Hội thảo. Ông cho rằng lĩnh vực giáo dục đại học thời gian qua đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có nhiều thành tích rất quan trọng.
>>>> Mách bạn: Vì sao các trường THPT ở TPHCM cùng tăng buổi học?
Giáo dục phát triển và nhiều đổi mới đặc biệt là ở quy mô giáo dục đại học, công tác quản lý, quản trị đại học. Các trình độ giáo dục đại học tăng cùng số lượng cơ sở giáo dục đại học, quy mô đào tạo. Các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế đã được nhiều trường tích cực, chủ động phát triển. Giảng viên các trường đại học được nâng lên về cả số lượng, trình độ, năng lực đội ngũ. Nhiều trường đại học được tăng cường về cả cơ sở vật chất. Rất nhiều trang thiết bị hiện đại được lắp đặt như phòng thí nghiệm đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học.
Trong các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới thì các đại học, trường đại học hàng đầu của Việt Nam vẫn giữ ổn định và có xu hương tăng lên thăng thứ hạng tốt.
Từ năm 2022 đến nay nhằm tìm lời giải, hướng đi để phát triển hệ thống giáo dục đại học đã có nhiều hội nghị, diễn đàn được tổ chức. Tất cả đều hướng tới mục đích chung là giúp cho chất lượng giáo dục đại hoc được nâng cao.
Theo Bộ trưởng nhận định, giáo dục đại học hiện nay đang ở mức rất tốt, phát triển và giàu sức sống. Bây giờ một số trường vào top 1000 trường đại học thế giới, có khoảng trên 500.000 sinh viên đang theo học, số lượng giảng viên nhích lên về số lượng, cải thiện về học hàm học vị, ranking cũng nhích lên.
Nhưng để nhìn nhận thực tế thì mức độ phát triển chưa thực sự bứt phát trong giáo dục đại học. Bộ trưởng cho rằng Việt Nam chúng ta đang kỳ vọng trong phát triển nền kinh tế. Một vài chục năm sau, đưa quốc gia thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình để lên đất nước thu nhập khá. Trong bối cảnh chúng ta hài lòng với những gì kinh tế - xã hội đã có, kinh tế đang phát triển thì sự phát triển của giáo dục đại học chỉ là tạm yên lòng.
“Nhưng cái chúng ta cần hệ thống giáo dục đại học ở thời điểm này, ở thập kỷ này, bối cảnh này là một sự bứt phá. Cho nên, câu chuyện chúng ta bàn từ đầu đến giờ cảm giác vẫn đang loay hoay trong khung cảnh làm thế nào để các trường đại học cùng đỡ khổ, đỡ khó, đỡ nghèo nhưng chưa nhìn thấy nhiều con đường để bứt phá”, Bộ trưởng nói.
Ông cũng chia sẻ thêm, nếu cứ loay hoay ứng phó với sự tồn tại thì câu chuyện chất lượng sẽ là câu chuyện vô cùng khó. Chỉ có phát triển mới có chất lượng, phải bàn về vấn đề lớn hơn là làm thế nào để các trường đại học phát triển bứt phá.
Nếu như muốn có sự phát triển bét phá và mang tính cải thiện thì phải huy động từ phía xã hội, phía doanh nghiệp một cách mạnh mẽ đối với hệ thống giáo dục công. Sự đầu tư đến từ doanh nghiệp cũng cần phải có một sự bứt phá để thúc đẩy cho giáo dục đại học.
Ngoài ra cũng có những cái vướng mắc trong giáo dục đại học là hệ thống quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ đại học chưa có được sự đồng bộ và chia sẻ của hệ thống pháp luật khác. Những vướng mắc từ các quy định về đơn vị tự chủ công lập, vấn đề quản lý tài sản công, vấn đề sở hữu trí tuệ cũng được Bộ trưởng cũng dẫn chứng cụ thể.
>>>> Xem ngay: Thay đổi lớn về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong 10 năm thực hiện NQ 29
“Chủ đề của Hội thảo hôm nay là thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học và tôi nghĩ là đúng, câu chuyện lúc này là phải tạo được hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để thực hiện được tự chủ đại học đầy đủ, chiều sâu”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ để hướng đến bộ Luật phù hợp nhất cho phát triển giáo dục.
Như đã nói ở trên, để giáo dục đại học có sự bứt phá thì cần có sự hỗ trợ của doanh nghiệp một cách tối đa. Để mở đường cho kinh tế, để tháo gỡ cho doanh nghiệp thì cũng cần thiết cũng cần tính đến làm một Luật để sửa nhiều Luật. Lấy tâm điểm là tự chủ đại học và rà soát những gì chồng chéo, cản trở, mâu thuẫn thì sửa đổi thì mới có thể mở đường cho bứt phát giáo dục đại học.
Giáo dục đại học là một điều vô cùng quan trọng, là một phần để nâng cao vị thế đất nước. Vì thế, muốn đưa Việt Nam trở thành cường quốc lớn hơn cần phải có bứt phá hơn nữa trong giáo dục đại học.