Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Chỉ ra những sai lầm của thí sinh khi lựa chọn nghề nghiệp

Cập nhật: 16/04/2021 12:29
Người đăng: Nguyễn Trang | 1305 lượt xem

Đã có rất nhiều thí sinh gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, ngay cả những trường hợp có học lực khá, giỏi cũng rơi vào tình trạng “bế tắc” khi đối diện vấn đề này.

Dưới đây những giảng viên hàng đầu của Khoa Cao đẳng Điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã chỉ ra các sai lầm mà mỗi thí sinh thường gặp phải khi lựa chọn nghề như sau:

>>> Tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác:

Chỉ ra những sai lầm của thí sinh khi lựa chọn nghề nghiệp

1. Thường lựa chọn những ngành “Dễ học”

Đã có nhiều học sinh nhận thấy bản thân mình không có sở thích hay không có năng khiếu đặc biệt ở bất kỳ một lĩnh vực cụ thể nào nên đã lựa chọn các ngành được cho là “Dễ học”, “Dễ xoay sở được”.

Trên thực tế, mỗi ngành học đều có đặc thù cũng như độ khó riêng. Nếu như không tìm hiểu kỹ hoặc không quyết tâm theo đuổi việc học, đồng nghĩa với việc các em sẽ dễ bị đuối, rơi vào tình thế chán nản và thậm chí sẽ bỏ cuộc. Thay vì theo đuổi ngành nghề “Dễ học”, tốt nhất thí sinh hãy cân nhắc các ngành phù hợp với bản thân, hoặc liên quan đến sở thích của mình. Khi được theo đuổi những điều mà bản thân yêu thích nhất, thì các em sẽ dễ dàng phấn đấu và cũng không ngại đương đầu với những thử thách.

2. Lựa chọn ngành học “an toàn”

Một số trường hợp, một ngành học “an toàn” hội tụ những yếu tố như: cơ hội việc làm không bị suy giảm, ra trường cơ hội xin việc làm dễ, mức lương ổn định và sẽ không bị sa thải đột xuất. 

Hoặc có nhiều người chưa từng nghĩ đến việc tiến hành xây dựng một lộ trình việc làm thay thế, nếu phải từ bỏ công việc hiện tại. Nhưng trên thực tế cho thấy không có ngành nghề nào sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mức độ an toàn đó. Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có mức độ rủi ro rất khó có thể tránh khỏi, do đó các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị trước cho các tình huống bất ngờ trong tương lai.

3. Chọn ngành theo bạn bè

Cũng có một số trường hợp thường lựa chọn ngành học giống bạn mình để cùng nhau học, luôn bất chấp dù ngành đó không phù hợp và không đứng với niềm đam mê. Theo như Thomas Frank, là tác giả của cuốn sách 10 Steps to Earning Awesome Grades có nhận định mỗi người có mối quan tâm, động lực và những mạng lưới quan hệ khác nhau. Khi lên Đại học, điểm khác biệt này sẽ được thể hiện rất rõ. 

Cũng chính vì vậy các em không nên lựa chọn ngành dựa trên quyết định của người khác. Thay vì đó hãy theo đuổi chứng kiến riêng và cho phép bản thân được thử thách và chinh phục những điều mới mẻ nhất.

4. Lựa chọn ngành nghề theo ý của bố mẹ

Sai lầm này thường rất phổ biến tại nhiều gia đình, nhất là gia đình Châu Á. Bố mẹ luôn muốn con lựa chọn ngành nghề ổn định, mức lương cao hay đơn giản là muốn con sẽ theo nghề truyền thống của gia đình. Do đó, cũng đã có nhiều thí sinh thuận theo ý kiến của bố mẹ nên đã từ bỏ đi niềm đam mê, không được học vào ngành nghề mà mình yêu thích nhất.

Cũng chính vì lý do trên mà các em thường sinh ra tâm lý vô cùng chán nản, luôn muốn từ bỏ. Lời khuyên dành cho các em đó là nếu như cảm thấy mong muốn của gia đình vượt quá khả năng, hoặc cảm thấy không phù hợp với bản thân, khi đó hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình đến với các bậc phụ huynh để theo đuổi đam mê của chính mình.

5. Lựa chọn ngành nghề theo số đông

Đã có nhiều học sinh có xu hướng lựa chọn các ngành nghề có số lượng người học theo đuổi nhiều nhất thay thì chọn ngành theo sở thích của mình. Các em cho rằng các ngành học được số đông lựa chọn thường sẽ có mức lương cao, ổn định và có triển vọng trong tương lai. Nhưng trên thực tế, các ngành đông người học sẽ thường khắc nghiệt, tỷ lệ cạnh tranh và đào thải sẽ cao hơn. Chính điều này sẽ dẫn đến việc nhiều sinh viên lựa chọn ngành HOT khi ra trường lại phải làm việc trái ngành và không theo đuổi được được việc mà mình mong muốn. 

Theo đó, US News có đưa ra lời khuyên cho học sinh nên dành thời gian để khám phá bản thân, cần phải xác định được rõ con đường tương lai trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề.

6. Trì hoãn quá lâu

Ông Thomas Frank có cho rằng học Đại học là một khoản đầu tư dài hạn. Do đó, học sinh cần phải chuẩn bị kỹ cho mọi quyết định của mình. Khi buộc phải quyết định ở phút chót, thường thì thí sinh sẽ áp lực và đưa ra các lựa chọn sai lầm. Thay vì đợi đến sát ngày mới đưa ra quyết định lựa chọn ngành học, học sinh cần phải tìm hiểu và chuẩn bị từ sớm.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898