Để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ cao, hiện nay có bốn trường Đại học lớn bao gồm Đại học Kinh tế TP HCM, Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng và Kinh tế - Luật TP HCM lần lượt mở ngành Trí tuệ nhân tạo.
Các trường Đại học đào tạo Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM tiên phong trong khối kinh tế khi ra mắt chương trình Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo vào năm 2020. Chương trình này thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý với điểm chuẩn kỳ thi tốt nghiệp năm đầu tiên là 25,25. Đến năm 2024, mức điểm chuẩn tăng lên 26,4, phản ánh sức hút ngày càng lớn của ngành học này.
>>>> Xem ngay: Danh sách các trường Đại học công bố xét tuyển học bạ năm 2025 mới nhất
Năm 2023, Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức mở ngành Trí tuệ nhân tạo với hai chương trình đào tạo: Robot và Trí tuệ nhân tạo, Điều khiển thông minh và Tự động hóa. Cả hai chương trình đều thuộc hệ kỹ sư có thời gian đào tạo 4 năm, trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về công nghệ và ứng dụng AI trong thực tiễn.
Năm ngoái, Đại học Kinh tế Quốc dân mở rộng danh mục ngành đào tạo với loạt ngành mới về công nghệ, trong đó có Trí tuệ nhân tạo. Ngành này được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với hai hệ đào tạo linh hoạt: cử nhân và kỹ sư, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực AI.
Mới đây, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM chính thức ra mắt ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) và bắt đầu tuyển sinh từ năm nay. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển thông qua hai phương thức: sử dụng kết quả kỳ thi V-SAT hoặc xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mở rộng cơ hội tiếp cận ngành học tiên phong trong kỷ nguyên số.
TT |
Đại học |
Tên ngành |
Năm mở ngành |
Phương thức tuyển sinh 2025 |
Điểm chuẩn thi tốt nghiệp 2024 |
Học phí |
1 |
Kinh tế - Luật TP HCM (UEL) |
Kinh doanh số và Trí tuệ nhân tạo |
2020 |
- Xét tuyển thẳng |
26,4 |
27,5 (năm 2024) |
2 |
Kinh tế TP HCM (UEH) |
Trí tuệ nhân tạo |
2023 |
Chưa công bố |
- Robot và Trí tuệ nhân tạo: 24,7 |
Khoảng 39 (năm 2024) |
3 |
Kinh tế Quốc dân (NEU) |
Trí tuệ nhân tạo |
2024 |
- Xét tuyển thẳng |
34,5 (Toán nhân đôi) |
18-25 (năm 2025) |
4 |
Ngân hàng TP HCM (HUB) |
Trí tuệ nhân tạo |
2025 |
- Xét điểm thi tốt nghiệp |
- |
Chưa công bố |
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nhận định rằng xu hướng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực là điều tất yếu để các trường Đại học tồn tại và vươn lên. Đồng thời, việc mở các ngành học mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cho thấy sự nhạy bén của các trường trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng tăng của thị trường.
Theo chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đưa AI trở thành công nghệ cốt lõi, đưa Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này. Sự phát triển mạnh mẽ của AI sẽ góp phần thúc đẩy xã hội sáng tạo, tăng cường an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và tạo động lực cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Theo "Báo cáo Cơ hội AI cho Việt Nam - Một số khuyến nghị" do Google công bố năm 2023, cả nước hiện chỉ có khoảng 300 chuyên gia AI. TS Đinh Ngọc Minh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đại học RMIT Việt Nam nhận định rằng nguồn nhân lực AI trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng. Điều này cho thấy khoảng trống lớn trong lĩnh vực này.
>>>> Xem ngay: Danh sách các tổ hợp xét tuyển Đại học 2025 theo khối mới nhất
Để mở ngành Trí tuệ nhân tạo, PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Đại học Ngân hàng TP HCM cho biết từ 5 năm qua, trường đã chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, giáo trình.
"Trí tuệ nhân tạo không chỉ thuần túy thuộc về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mà có sự kết hợp giữa Toán, Khoa học dữ liệu, Khoa học máy tính và một lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Với trường thì đó là định hướng ứng dụng giải quyết các vấn đề kinh doanh, tài chính, ngân hàng", ông Trung giải thích.
Đây cũng là định hướng của Đại học Kinh tế Quốc dân khi mở loạt ngành công nghệ.
PGS.TS Hà Minh Hoàng, Trưởng khoa Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo tại NEU cho biết chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về AI, bao gồm kỹ năng lập trình, xử lý và phân tích dữ liệu, huấn luyện mô hình, tối ưu kiến trúc và triển khai các giải pháp AI. Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kiến thức về kinh doanh, kinh tế và quản trị, giúp họ ứng dụng AI hiệu quả trong các lĩnh vực này.
Trong một hội thảo vào cuối tháng 12 năm ngoái, GS.TSKH Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu tại Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, nhận định rằng thách thức lớn đối với các trường Đại học là làm sao có thể trang bị cho sinh viên cả ba yếu tố: năng lực Toán học, Tin học và chuyên ngành trong khung thời gian 4 năm – vốn thường chỉ đủ để đào tạo một lĩnh vực riêng lẻ.
Ông cho rằng giảng viên không thể tiếp tục giảng dạy theo phương pháp truyền thống, một chiều như trước đây. Thay vào đó, sinh viên cần được học thông qua các dự án thực tế, giúp họ có cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng và tư duy ứng dụng.
Sự phát triển mạnh mẽ của Trí tuệ Nhân tạo đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đáp ứng điều này, các trường Đại học cần đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp lý thuyết với thực tiễn, giúp sinh viên sẵn sàng ứng dụng AI vào đời sống và kinh tế.
Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp