Viêm nang lông là một trong những căn bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều người. Khi sớm phát hiện bệnh mọi người hãy trao đổi với bác sĩ để biết được phương pháp điều trị dứt điểm, nhằm tránh để lại những biến chứng về sau.
Viêm nang lông là bệnh gì?
Viêm nang lông được biết đến là bệnh về da do những nang lông bị viêm. Bệnh lú này thường mắc phải ở những bộ phận như: vùng cánh tay, râu, phần lưng, mông và ở chân. Bệnh viêm nang lông sẽ xuất hiện tương tự như các nốt đỏ hoặc mụn. Nhưng khi tình trạng bệnh tiến triển, dần dần sẽ lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Viêm nang lông không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó sẽ để lại cảm giác đau, ngứa ngáy và rất khó chịu, đặc biệt mất tính thẩm mỹ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ gây rụng lông và để lại sẹo.
Phân loại viêm nang lông
Theo các bác sĩ Da liễu và một số giảng viên các trường Cao đẳng Y Dược ở TPHCM chia sẻ bệnh viêm nang lông có 2 loại chính đó là: viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu, cụ thể:
- Viêm nang lông nông: có liên quan đến một phần của nang trứng.
- Viêm nang lông sâu: sẽ liên quan đến toàn bộ phần nang và thường ở mức độ nặng.
Tổng hợp những loại viêm nang lông nông
+ Viêm nang lông do vi khuẩn: đây là loại phổ biến nhất hiện nay với những vết sưng ngứa ngáy và có mủ. Thông thường sẽ xảy ra khi phần nang lông bị nhiễm vi khuẩn, đó là Staphylococcus aureus phổ biến nhất. Vi khuẩn tụ cầu luôn xuất hiện ở trên bege mặt da, thường gây ra những vấn đề khi xâm nhập vào trong cơ thể thông qua vết cắt, hoặc có thể là những vết thương khác.
+ Bệnh viêm nang lông do tắm bể nước nóng: người mắc bệnh này sẽ bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trong thời gian từ 1 - 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Đối với viêm nang lông bồn tắm nước nóng sẽ do vi khuẩn pseudomonas, xuất hiện o0wr nhiều nơi, trong đó bao gồm cả bồn nước nóng nóng, hoặc bể nước nóng trong nồng độ Clo, pH không được điều chỉnh tốt.
+ Viêm nang lông do nấm Pityrosporum: dạng này sẽ xuất hiện mụn mủ mãn tính, đỏ, ngứa ở trên bề mặt lưng, phần ngực, hoặc ở phần cổ, vai, cánh tay và cả ở trên mặt.
+ Viêm nang lông do lông mọc ngược: sẽ kích ứng da gây nên tình trạng lông mọc ngược. Đối với tình trạng này thường xuất hiện ở những người đàn ông có mái tóc xoăn nhưng lại cạo quá sát, hoặc chúng ta thường dễ thấy nhất ở trên vùng mặt và vùng cổ. Những trường hợp cạo lông ở vùng kín cũng sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tại vùng háng, sau đó sẽ để lại sẹo lồi hoặc sẹo thâm.
Những dạng viêm nang lông sâu
- Viêm nang lông gram âm: sẽ phát triển nếu như bạn đang điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian kéo dài đối với mụn trứng cá.
- Viêm nang lông xuất hiện ở cằm: thường xuất ở các đấng mày râu.
- Eosinophilic viêm nang lông: thông thường sẽ xuất hiện đối với những người mức nhiễm HIV, loại viêm nang lông là đặc trưng của những sẹo định kỳ của viêm, hoặc vết loét đầu mủ, thường xuất hiện ở trên vùng mặt, hoặc có thể ở phần cánh tay và ở trên lưng. Dần dần những vết thương sẽ có mức độ lây lan, ngứa ngáy và vùng da mắc bệnh sẽ tối hơn sau khi lành bệnh. Về nguyên nhân mắc bệnh viêm nang lông Eosinophilic chưa được xác định rõ, mặc dù trong đó bao gồm cả những loại nấm như: nấm men cùng chịu trách nhiệm về bệnh lý này.
- Nhọt hoặc nhọt độc: thường xảy ra khi nang lông bị nhiễm khuẩn tụ cầu khuẩn sâu. Dạng viêm nang lông này sẽ thường xuất hiện như một vết sưng có màu hồng, đỏ hây đau nhức khó chịu. Vùng da xung quanh cũng có thể đỏ và bị sưng lên bất thường. Tại vị trí sưng bị lấp đầy mủ, dần dần phát triển lớn hơn và gây đau nhức trước khi vỡ. Những bọng nước nhỏ sau khi lành sẽ không để lại sẹo, tuy nhiên đối với những nhọt lớn sẽ để lại sẹo thâm. Carbuncles có khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng sâu hơn, nặng hơn so với nhọt duy nhất. Vì vậy, các nhọt này sẽ phát triển và lành chậm hơn, khả năng để lại sẹo là rất cao.
Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm nang lông
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nang lông bao gồm:
- Mụn bị vỡ ra và chảy máu hoặc xuất hiện mủ.
- Xuất hiện các nốt đỏ, mụn có lông xuất hiện ngay chính giữa.
- Nổi ban đỏ, hoặc có thể bị nhiễm trùng da.
- Luôn trong cảm giác ngứa ngáy, hoặc như cảm giác bị bỏng.
- Đau nhức hoặc rát rất khó chịu.
Một số trường hợp có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khác không được liệt kê cụ thể tại đây. Tốt nhất khi xuất hiện những triệu chứng trên hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở trên bề mặt da, khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm nang lông chủ yếu gồm:
- Virus, ký sinh trùng hoặc viêm do lông mọc ngược.
- Những bệnh lý về da như: viêm da, hoặc mụn trứng cá.
- Phần nang lông bị tổn thương, hoặc có thể do bị tắc nghẽn lỗ chân lông trong quá trình cọ xát với áo quần, hoặc thói quen cạo râu.
- Nguyên nhân do tai nạn hoặc tiến hành phẫu thuật.
- Tình trạng nhiễm trùng lỗ chân lông do những vi khuẩn xuất hiện ở trên bề mặt da, thông thường là Staphylococcus aureus. Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất gên nên bệnh viêm nang lông.
Phương pháp điều trị bệnh viêm nang lông hiệu quả
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng một số các phương pháp như sau tùy vào mức độ bệnh lý:
- Liệu pháp ánh sáng.
- Thuốc điều trị bệnh viêm nang lông: bác sĩ chuyên khoa sẽ kê một số loại kem bôi, hoặc thuốc nhằm có thể kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng. Bệnh lý này có thể được chỉ định bằng một số loại thuốc dạng viên, hoặc dạng kem bôi.
- Triệt lông bằng phương pháp laser.
- Tiểu phẫu: đối với những trường hợp nốt mụn nhọt quá to, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu nhằm loại bỏ được mủ, giảm đau và giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng được hồi phục.
- Phương pháp điều trị tại nhà: điều trị bệnh viêm nang lông bằng muối, hoặc có thể sử dụng bằng dầu dừa.
Phòng ngừa bệnh viêm nang lông
Để phòng ngừa được bệnh viêm nang lông mọi người cần phải lưu ý về một số vấn đề như sau:
+ Lưu ý tránh tình trạng mắc áo quần chật, nhằm giảm thiểu được tình trạng ma sát giữ da với áo quần.
+ Tránh cạo râu, nếu như có thể.
+ Làm khô găng tay cao su giữa mỗi lần sử dụng. Trường hợp đeo găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần sử dụng mọi người hãy lộn từ trong ra ngoài, vệ sinh thật sạch bằng xà phòng và lau thật khô.
+ Trong quá trình cạo râu cần phải hết sức thận trọng: tốt nhất hãy áp dụng những thói quen như sau để kiểm soát được tình trạng mắc bệnh, tránh gây tổn thương da như:
- Cần phải hạn chế về số lần cạo râu.
- Sử dụng kem cạo râu trước mỗi lần cạo.
- Sử dụng khăn, hoặc miếng rửa mặt di chuyển theo hình tròn nhẹ nhàng trước khi cạo.
- Hãy tiến hành cạo theo hướng mọc của lông.
- Sử dụng dao cạo sắc bén và rửa thật sạch bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng.
- Tránh cạo râu quá sát da bằng cách sử dụng dao cạo điện, hoặc lưỡi do được bảo vệ và đồng thời không làm căng da.
- Thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần cạo râu.
- Không được sử dụng chung dao cạo, khăn tắm cũng như khăn mặt.
+ Chỉ sử dụng bồn nước nóng sạch, hoặc hồ nước nóng. Trường hợp sử dụng bồn nước nóng, hoặc hồ nước nóng cần phải làm sạch thường xuyên và sử dụng kèm theo Clo theo đúng khuyến cáo.
+ Cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng những sản phẩm tẩy lông hoặc phương pháp tẩy lông khác. Mặc dù nó không gây kích ứng đối với da.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về bệnh viêm nang lông là gì và những triệu chứng nhận biết bệnh. Tốt nhất khi sớm phát hiện bệnh mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ thăm khám và tư vấn về phương pháp điều trị dứt điểm.