Sự việc bác sĩ sử dụng 15 lon bia truyền vào cơ thể để cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu trong những ngày qua đã gây xôn xao trên dư luận. Sau khi sự việc này xảy ra đã có nhiều người tự đặt ra câu hỏi: Vậy, uống bia giải giải rượu được hay không?
Trên những trang mạng xã hội trong thời gian qua đã đưa tin tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị đã cấp cứu cho bệnh nhân 48 tuổi bị ngộ độc rượu công nghiệp Methanol bằng phương pháp truyền vào dạ dày của bệnh nhân khoảng 5 lít bia, sự việc này đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Tuy nhiên, từ sự việc này nhiều người lại đặt ngược lại câu hỏi uống bia để giải độc rượu được không. Điều này các bác sĩ đã phủ nhận về điều này và cảnh báo suy nghĩ như vậy là rất nguy hiểm.
Theo đó, Bác sĩ Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: Quá trình truyền bia vào cơ thể để giải độc rượu là một giải pháp “Kéo dài thời gian” can thiệp theo hướng tích cực, khi đó bệnh nhân sống lâu hơn để các bác sĩ tiến hành lọc máu.

Bên cạnh đó, bác sĩ Chính còn phân tích rõ hơn: “Quá trình sử dụng Ethanol đã được sử dụng cấp trong trường hợp nguy cấp, tuy nhiên không thể xem đây là một giải pháp. Bởi trường hợp dùng rượu không kiểm soát thì khi đó truyền đầy bia vào thì khi đó cơ thể cũng sẽ bị chết nếu không được lọc máu kịp thời. Bởi vậy, mọi người không được lầm tưởng uống rượu xong uống bia sẽ có thể giải độc được”.
Để điều trị ngộ độc rượu thành công khi đó mọi người phải phát hiện sớm và tiến hành lọc máu. Đây là một trong những giải pháp duy nhất để cứu bệnh nhân; đặc biệt là những bệnh nhân bị ngộ độc ở mức độ nặng. Đối với những trường hợp ngộ độc Ethanol mà vẫn tiếp tục uống Ethanol thì khi đó tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng ngược lại trường hợp bị ngộ độc Methanol nhưng người bệnh uống Ethanol khi đó sẽ có khả năng giải độc rượu hiệu quả.
Tuyệt đối người dân không được tự ý làm theo
Liên quan đến vụ việc này, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc; Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Việc áp dụng truyền bia để giải độc rượu chỉ được áp dụng tại những cơ sở Y tế; do chính các bác sĩ có chuyên môn trực tiếp thực hiện. Vì vậy, việc lựa chọn được phương pháp giải độc còn phải phụ thuộc vào nồng độ Methanol gây ngộ độc trong cơ thể của bệnh nhân. Nên tuyệt đối người dân không được tự ý dùng bia để giải độc sau khi uống rượu, đây là một trong những điều cấm kỵ.
Trước đó, những trang tin tức đưa tin về thông tin ngày 25/12 Bác sĩ Lê Văn Lâm - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp cận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật - 48 tuổi Triệu Phong, Quảng Trị trong tình trạng nguy kịch, bị hôn mê sâu.
.jpg)
Mấy ngày trước đó trong tiệc mừng Giáng sinh ông Nhật đã cùng với một số người uống rượu. Tuy nhiên, sau khi về nhà ông Nhật và 3 người khác xuất hiện những biểu hiện bất thường nên đã được đưa vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Theo đó, bệnh nhân Nhật được chẩn đoán bị ngộ độc Methanol có trong rượu; để giúp bệnh nhân qua được cơn nguy kịch này các bác sĩ đã chỉ định truyền 3 lon bia vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Mỗi giờ tiếp theo chỉ truyền thêm 1 lon bia (tương ứng 330ml). Sai thời gian truyền khoảng 5 lít bia khi đó bệnh nhân dần dần được hồi phục; tỉnh táo trở lại. Ngày 9/1 ông Nhật đã hoàn toàn hồi phục và làm thủ tục xuất viện.
Sau sự việc xảy ra ở trên, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị phối hợp những cơ quan để lấy những mẫu bệnh phẩm để phân tích. Kết quả cuối cùng cho thấy, hàm lượng Methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật là 2.100mg/lít, hàm lượng này vượt > 10 lần ngưỡng gây độc. Trong số đó có bệnh nhân Lê Văn Tửu cũng gấp > 6 lần ngưỡng gây độc đối với cơ thể.
Nguồn: https://doisongvietnam.vn/