Bệnh phong là bệnh lý gì? Đâu là những nguyên nhân gây nên bệnh lý này? Đây là những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu bệnh lý này. Để hiểu hơn bệnh phong và những giải pháp điều trị bệnh mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh phong là gì?
Bệnh phong tên gọi tiếng Anh là Lepra. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng có mức độ phát triển mãn tính bởi trực khuẩn Mycobacterium leprae gây ra và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Trường hợp nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng tàn tật ở mức độ cao.
Hiện nay, bệnh phong được chia thành các thể như sau:
- Thể củ - T-Tuberculoid: đây là thể có sức đề kháng tốt nhất nên có thể tự khỏi.
- Thể bất định - I-Indeterminate: là thể đầu tiên, tương ứng với giai đoạn sớm của bệnh.
- Thể u - L-Lepromatous: đây là thể nặng nhất, trước đó được gọi là thể ác tính.
- Thể trung gian - B-Borderline: Đối với thể này mang đặc điểm của thể củ và thể u.
Bên cạnh đó, nhằm tiện hơn trong quá trình điều trị tại cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành phân chia bệnh phong thành 2 nhóm cụ thể:
- Nhóm ít vi khuẩn - PB-Paucibacillary: đối với bệnh nhân chỉ có chỉ số vi khuẩn âm tính, có từ 1 - 5 tổn thương da.
- Nhóm nhiều vi khuẩn: bệnh nhân có từ 6 tổn thương da trở lên, hoặc chỉ số vi khuẩn dương tính.
Tìm hiểu những triệu chứng nhận biết bệnh phong
Bệnh phong chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến da, những dây thần kinh bên ngoài não, tủy sống và thường gọi là những dây thần kinh ngoại vi. Một số trường hợp còn tấn công vào mắt, niêm mạc mũi.
Tổn thương đến da kèm theo tình trạng làm giảm hoặc mất đi cảm giác, trong đó gồm có những hình ảnh lâm sàng như:
- Các củ: thường gặp trong phong thể củ.
- Các dát: gặp ở phong thể bất định.
- Những mảng thâm nhiễm, u phong: gặp trong phong thể trung gian, thể u.
- Tổn thương thần kinh ngoại biên:
Những dây thần kinh ngoại biên bị viêm to, thường bị nhất là dây quay, dây trụ, dây chày sau,... mất cảm giác nóng lạnh, đau, xúc giác ở những vùng da do dây thần kinh chi phối. Trường hợp nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bị tàn tật như: hở mi, bị cò ngón tay/ chân hoặc bàn chân rủ,...
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh phong có thể gặp phải những triệu chứng khác như: viêm mũi, rối loạn bài tiết, bị viêm thanh quản,...
Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh phong
Về những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phong cao nhất là những người sống trong khu vực có người mắc bệnh phong, có thể kể đến ở một số khu vực như: địa phận của một số nước như: Nhật Bản, Ai Cập, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc,... Nhất là những trường hợp tiếp xúc với những người mắc nhiễm bệnh phong.
Đối với những bệnh nhân có những khuyết tật di truyền đối với hệ thống miễn dịch như khuyết tật ở vung Q25 ở nhiễm nhiễm sắc thể có khả năng nâng cao bị nhiễm bệnh lý này.
Những trường hợp thường xuyên xử lý một số động vật nhất định như: tinh tinh Châu Phi, Armadillos, khỉ mặt xanh cổ trắng, loại khỉ đuôi dài,... được biết có mang theo vi khuẩn phong bị lây nhiễm vi khuẩn từ động vật, nhất là khi họ không mang theo đeo bao tay trong quá trình xử lý các động vật.
Nguyên nhân nào dẫn đến nguy cơ mắc bệnh phong
Theo một số giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ về những nguyên nhân chỉ yếu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Do trực khuẩn Mycobacterium leprae thuộc họ Mycobacteriaceae gây nên.
- Một số đặc điểm trực khuẩn gây bệnh gồm:
- Có sức đề kháng yếu, khi ra khỏi cơ thể chỉ sống được khoảng 1 - 3 ngày. Nhân lên sẽ chậm và chu kỳ sinh sản sẽ tương ứng từ 12 - 13 ngày.
- Loại vi khuẩn này có hình thẳng, kháng toan, kháng cồn sẽ bắt màu đỏ khi nhuộm Ziehl-Neelsen, bắt màu tím khi nhuộm Gram.
- Tính đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa thể nuôi cấy được trực khuẩn này trong môi trường nhân tạo, do đó chưa chế tạo ra được loại vắc - xin phòng bệnh hiệu quả.
Giải pháp điều trị bệnh phong hiệu quả
Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu nhằm giúp các bác sĩ cho thể chuẩn đoán được bệnh phong, bao gồm:
+ Sinh thiết: đối với những trường hợp khó chẩn đoán có thể sinh thiết thương tổn, nhằm có thể xác định được hình ảnh giải phẫu bệnh lý đặc hiệu.
+ Tìm trực khuẩn phong: bệnh phẩm sẽ là dịch tiết hay có thể là một phần tổ chức sinh thiết tại những tổn thương trên bề mặt da, hoặc đối với dây thần kinh. Nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen sẽ thấy trực khuẩn bắt màu đỏ đứng thành bó, thành từng cụm hoặc rải rác.
Bệnh phong có thể điều trị khỏi. Trong khoảng 2 thập kỷ vừa qua với 16 triệu bệnh nhân phong đã được chữa khỏi. Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành cung cấp điều trị miễn phí cho những bệnh nhân mắc bệnh phong.
Mức độ điều trị phụ thuộc vào từng loại bệnh phong. Loại kháng sinh được dùng nhằm điều trị tình trạng nhiễm trùng. Đối với những trường hợp điều trị kéo dài sẽ kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh nhất định đã được các bác sĩ chỉ định, thông thường thời gian điều trị sẽ kéo dài từ khoảng 6 tháng đến tầm 1 năm. Bệnh nhân mắc bệnh phong ở mức độ nặng khi đó sẽ dùng thuốc kháng sinh lâu hơn. Thuốc kháng sinh không điều trị đối với những dây thần kinh đã bị tổn thương.
Những loại thuốc chống viêm được sử dụng để có thể kiểm soát dây thần kinh, các tổn thương liên quan đến bệnh phong trong đó bao gồm Steroid như prednisone.
Những bệnh nhân mắc bệnh phong cũng được chỉ định dùng Thalidomide, loại thuốc ức chế mạch đến hệ miễn dịch trong cơ thể. Có khả năng điều trị những nốt u ở trên da của bệnh phong. Đây là loại thuốc gây nên những dị tật bẩm sinh ở mức độ nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng, vì vậy được chống chỉ định tuyệt đối với những phụ nữ đang trong thời gian mang thai, hoặc có ý định mang thai.
Giải pháp phòng ngừa bệnh phong
- Cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa bệnh phong tốt nhất là các bạn hãy tránh tiếp xúc lâu dài với những người mắc phải bệnh lý này không được điều trị. Lưu ý, không được sử dụng chung đồ dùng của những người mắc bệnh.
- Đối với những trường hợp dính phải dịch nước bọt, hoặc dịch mũi của người bệnh khi đó các bạn hãy nhanh chóng rửa da bằng xà phòng nhằm diệt khuẩn tối đa. Mọi người không để những vết trầy xước tiếp xúc với người bệnh.
- Tính đến thời điểm hiện tại những nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được loại vắc - xin điều trị bệnh phong, do đó để không bị mắc phải bệnh phong, thực hiện biện pháp phòng tránh là chủ yếu.
- Cần phải tiến hành tuyên truyền giáo dục sức khỏe dưới mọi hình thức khác nhau, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh phong, không nên xa lánh, kì thị và sợ hãi đối với những người mắc bệnh phong.
- Cần phải vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày để nâng cao được sức đề kháng đối với cơ thể.
- Trong những trường hợp nghi ngờ những triệu chứng bệnh phong, hãy nhanh chóng đến cơ sở Y tế đế được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám, tư vấn, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Vậy, bệnh phong có lây không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ bệnh phong có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, 2 con đường lây nhiễm phổ biến nhất mọi người cần chú ý đến bao gồm:
1. Đường hô hấp
Đối với những người mắc bệnh phong như không được điều trị, khi đó sẽ có khả năng giải phóng trên 100 triệu trực khuẩn phong thông qua đường hô hấp, dịch tiết ra từ mũi họng mỗi ngày. Khi ra môi trường bên ngoài, trực khuẩn phong có thể sống sót trong khuẩn 1 - 2 tuần, nhất là trực khuẩn hoạt động mạnh trong môi trường tối ẩm. Vì vậy, trường hợp tiếp xúc với môi trường người bệnh, đồng nghĩa với việc các bạn có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.
2. Thông qua đường tiếp xúc
Trường hợp các bạn tiếp xúc với người bệnh, hoặc lỡ không may dùng chung đồ với người bệnh như: bát đũa, áo quần, khi đó các bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, mọi người cần phải nắm rõ những con đường lây lan bệnh phong để tránh mắc bệnh.
Với tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ về bệnh phong là gì và những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu mắc bệnh phong mọi người hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Đồng thời, cần phải duy trì được chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm hạn chế được những nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.