Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Đây là những thắc mắc được nhiều quan tâm đến. Dưới đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý này mọi người cùng tìm hiểu.
Trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày hay còn được gọi là viêm thực quản trào ngược, bệnh xảy ra khi lượng axit dạ dày trào ngược lên đến thực quản, điều này có thể gây nên triệu chứng ợ nóng, hay những triệu chứng khác đi kèm.
Những cơn trào ngược thường xảy ra sau mỗi bữa ăn và trong thời gian ngắn và không kèm theo những triệu chứng, rất hiếm xảy ra khi đi ngủ. Nhưng nhưng cơn trào ngược bình thường này sẽ trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi những triệu chứng xảy ra thường xuyên hoặc khiến cho thực quản bị tổn thương.
Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết chứng trào ngược dạ dày
Vậy, đâu là những dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi quan tâm đến bệnh lý này. Dưới đây các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh chia sẻ đến mọi người để biết rõ về những dấu hiệu cơ bản nhất để có thể nhận biết được bệnh lý này, bao gồm:
1. Ợ nóng, ợ hơi và sợ chua
- Ợ hơi thường xuyên là một trong những dấu hiệu của bệnh lý trào ngược dạ dày.
- Ợ nóng đây là cảm giác nóng rát từ dạ dày, dưới xương ức lan lên cổ.
- Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng và ợ hơi, do đó sẽ để lại vị chua ở trong miệng.
- Đối với những triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, bị đầy bụng khó tiêu, nhất là vào ban đêm.
2. Gây cảm giác buồn nôn và nôn mửa
Quá trình trào ngược của axit vào miệng hoặc họng, khi đó sẽ kích thích họng miệng gây ra cảm giác buồn nôn. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, tuy nhiên thường nặng nhất vào ban đêm, bơi tư thế trước khi đi ngủ, khi hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
3. Khó nuốt
Khi tình trạng trào ngược dạ dày với tần suất lớn sẽ gây nên tình trạng phù nề, sưng tấy, đồng thời thu hẹp đường kính thực quản. Do đó, những người khi mắc phải bệnh lý này thường luôn cảm thấy bị vướng ở cổ và khó nuốt.
4. Ho và khàn giọng
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Những trường hợp bị trào ngược dạ dày sẽ bị khàn giọng bởi dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
5. Bị đau tức ngực thượng vị
- Khi mắc phải bệnh lý các bạn sẽ rơi vào cảm giác bị thắt ở ngực, bị đè ép và xuyên ra sau phần lưng và cánh tay.
- Gây nên nhầm lẫn đang mắc phải bệnh tim mạch, bệnh phổi bởi nó cùng triệu chứng.
- Tình trạng axit trào ngược lên kích thích vào những đầu mút sợi thần kinh trên mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau,... Đây là những tín hiệu gây ra tình trạng đau ngực.
6. Miệng tiết nhiều nước bọt hơn so với bình thường
Miệng sẽ tiết ra nhiều lượng nước bọt là cơ chế bảo vệ cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Bên cạnh những dấu hiệu trào ngược dạ dày trên, thì mọi người khi mắc phải bệnh ký này có thể mắc phải chứng khó tiêu, đầy bụng, bị hen suyễn, viêm phổi,...
Những nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày
Nguyên nhân chính của bệnh trào ngược dạ dày nằm ở 2 cơ chế chủ yếu như sau: tình trạng suy yếu của cơ thắt thực quản dưới, dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày.
* Về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy yếu cơ thắt thực quản dưới bao gồm:
- Tác dụng từ thuốc Tây: những loại thuốc huyết áp, Aspirin, Ibuprofen, Holecystokinine
- Những bệnh lý như: tổn thương đến hệ thần kinh giao phó cảm thực quản, yếu cơ vòng thực quản, thoát vị hoành, bệnh nhiễm trùng ở thực quản gây xơ,...
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa acid, hoặc sự quá tải bên trong dạ dày:
- Thói quen ăn uống: ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu.
- Mắc phải bệnh dạ dày: có rất nhiều bệnh lý dạ dày là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày như: trợt niêm mạc dạ dày, viêm dạ dày, loét, hẹp hang môn vị dạ dày,...
* Những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày, bao gồm:
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai.
- Người thường bị stress.
- Những đối tượng thừa cân, béo phì hoặc tăng áp lực lên vùng bụng.
Giải pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Nhằm điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm những giải pháp thay đổi về lối sống, chế độ ăn uống, điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa hay những thủ thuật khác.
Đối với những phương pháp không sử dụng thuốc thường được các bác sĩ khuyến khích trong quá trình điều trị. Một số chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn uống khoa học sẽ giảm được chứng trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:
- Hãy chia nhỏ từng bữa ăn. Mọi người nên ăn thường xuyên hơn là các bữa ăn ít đối với người xuất hiện những dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
- Hãy lựa chọn những thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa lượng axit như: đạm dễ tiêu, tinh bột.
- Giảm sử dụng những thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chua cay.
- Nói không với hút thuốc, bia/ rượu, hay những loại đồ uống có gas và các thứ kích thích khác.
- Nên giữ cân nặng ở mức hợp lý.
- Hạn chế những loại thực phẩm kích thích quá trình tăng tiết axit, kích thích cơ thắt dưới thực quản như: những sản phẩm từ sữa, hoa quả có hàm lượng axit ở mức cao.
- Lưu ý, không được nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
- Cần phải thư giãn, giảm stress và căng thẳng cũng là giải pháp làm giảm được triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nặng, khi đó các bạn cần phải nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám và có hướng điều trị cụ thể.
Tổng hợp những thông tin cung cấp trên liên quan trực tiếp đến bệnh lý trào ngược dạ dày và dấu hiệu nhận biết bệnh lý cụ thể. Tốt nhất khi có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe của dạ dày mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.