Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu liều dùng và cách sử dụng Gentamicin

Cập nhật: 26/01/2022 01:56
Người đăng: Linh Vũ | 1694 lượt xem

Thuốc Gentamicin có tác dụng gì, liều dùng và cách sử dụng Gentamicin như thế nào là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Mời bạn đọc tìm tham khảo bài tổng hợp dưới đây.

1. Gentamicin là thuốc gì?

Phân nhóm: Thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt/Thuốc kháng sinh dùng tại chỗ/ Aminoglycosid / Thuốc kháng khuẩn & khử trùng tai

Tên Biệt dược: Gentamicin 0,3%; Bactigen eye/ear drops; Gentamicin 160mg/2ml

Gentamicin có những hàm lượng nào?

Gentamicin có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc tiêm:

  • Gentamicin 60mg (50 ml đơn vị);
  • Gentamicin 80mg (50 ml, 100 mL đơn vị);
  • Gentamicin 100mg (50 ml, 100 mL đơn vị);
  • Gentamicin 120mg (100 ml đơn vị).

Dung dịch nhỏ mắt nhỏ tai

Thuốc mỡ tra mắt

Bảo quản:

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 20 - 30 độ C. Tránh để đông lạnh. Không dùng nếu dung dịch tiêm biến màu hoặc có tủa.
  • Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu, tiêu hủy thuốc an toàn. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

>>> Click ngay: Tìm hiểu viên uống Pregnacare dành cho bà bầu và bà mẹ sau sinh

Gentamicin là thuốc gì?

2. Dược lực học và dược động học

Dược lực học

Gentamicin là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần nhau, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echonospora.
Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có hoạt phổ kháng khuẩn rộng.

Dược động học:

Hấp thu: Gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hoá nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.

Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ. Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm.

Chuyển hoá: Gentamicin ít chuyển hoá trong cơ thể.

Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở người bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.

3. Tác dụng của Gentamicin là gì?

Gentamicin có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị nhiều loại bệnh nhiễm do vi khuẩn. Thuốc có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu (kể cả tụ cầu kháng methicillin và tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Actinomyces và Mycoplasma.
Vi khuẩn kháng Gentamicin: Mycobacterium, vi khuẩn kị khí và nấm.
Cơ chế tác dụng của Gentamicin: Thuốc sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy, Gentamicin và các aminosid gắn vào tiểu đơn vị 30S nên trìnhtự sắp xếp các acid amin không đúng tạo ra các protein của tế bào vi khuẩn không có hoạt tính làm vi khuẩn bị tiêu diệt.

4. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc của Gentamicin

Chỉ định của thuốc:

  • Gentamicin kết hợp với kháng sinh khác để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân.
  • Nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp), nhiễm Brucella.
  • Viêm màng trong tim (trong điều trị và dự phòng viêm màng trong tim do Streptococci, Enterococci, Staphylococci).
  • Viêm màng trong dạ con, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai ngoài, viêm tai giữa.
  • Nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Gentamicin thường được dùng cùng với các thuốc diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị.
  • Bên cạnh đó, Gentamicin còn được phối hợp với penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu gây ra.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc nhóm aminoglycosid.
  • Người bị bệnh nhược cơ, hội chứng Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ.
  • Người có tổn thương thận hoặc thính giác.

>>> Mách bạn: Thành phần, tác dụng và lưu ý khi dùng kem Hiruscar trị mụn

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc của Gentamicin

5. Liều dùng và cách sử dụng Gentamicin

Cách sử dụng:

Đường tiêm: Chủ yếu tiêm bắp, có thể tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch theo phác đồ nhiều lần trong ngày (2 - 3 lần/ngày) hoặc theo phác đồ 1 lần/ngày. Liều tiêm bắp tương tự liều tiêm tĩnh mạch. Không tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da. Truyền tĩnh mạch có thể cho nồng độ gentamycin đáy dưới mức điều trị hoặc quá cao, trong khi đó tiêm tĩnh mạch cả liều có thể gây chẹn thần kinh cơ.

Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, và khả năng đáp ứng của cơ thể đối với điều trị. Tuân theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Đường dùng khác:

  • Đôi khi uống để điều trị nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Hít qua phun sương: Xơ nang tuyến tụy.
  • Tiêm vào khoang dưới màng nhện tủy sống (trong ống tủy sống) hoặc tiêm trong não thất (viêm màng não).
  • Dùng tại chỗ: Bôi trên da, dùng dung dịch nồng độ 0,1% nhưng dễ gây kháng thuốc, không nên dùng. Nhỏ tai, nhỏ mắt: Dùng dung dịch nồng độ 0,3%.

Liều dùng Gentamicin cho người lớn là gì?

Người mắc bệnh nhiễm khuẩn

5 đến 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Người mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

5 – 2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1 – 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 – 7 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn

5 mg/kg (tối đa 120 mg) truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần trong vòng 30 phút bắt đầu quy trình điều trị.

Bệnh viêm não

2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Người mắc bệnh Brucella

2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Người mắc bệnh phỏng – ngoài da

2 – 2.5 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Người mắc bệnh xơ nang

5 – 10 mg/kg/ngày chia thành 2 – 4 liều bằng nhau.

Bệnh giảm bạch cầu trong sốt

2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Bệnh nhiễm trùng ổ bụng

2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.7 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc 5 mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Bệnh viêm nội mạc tử cung

2 mg/kg liều nạp, sau đó là 1.5 mg/kg tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.

Tùy vào từng đối tượng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ chỉ định tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch theo phác đồ điều trị. Việc tính toán về liều lượng cũng như cách tiêm thuốc đều do bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Người dùng không tự ý dùng thuốc.

Liều dùng Gentamicin cho trẻ em là gì?

Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

0 – 4 tuần, cân nặng lúc sinh nhỏ hơn 1200 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 18 – 24 giờ.

0 – 1 tuần, cân nặng lúc sinh trên 1200 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ.

1 – 4 tuần, cân nặng lúc sinh từ 1200 đến 2000 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 – 12 giờ.

1 – 4 tuần, cân nặng lúc sinh trên 2000 g: 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 giờ.

Trên 1 tháng: 1 đến 2.5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 giờ.

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn ở trẻ

5 mg/kg truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 lần trong vòng 30 phút sau khi bắt đầu quy trình.

Liều dùng dự phòng phẫu thuật

2 mg/kg (tối đa 120 mg) truyền tĩnh mạch 1 lần vào lúc gây mê.

Thuốc nhỏ mắt: sử dụng 2 – 3 lần/ngày.

6. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ có thể gặp phải là:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bao tử, hoặc mất cảm giác thèm ăn.
  • Đau, ngứa, mẩn đỏ, phù nề ở vùng bị tiêm có thể xảy ra không thường xuyên.
  • Hoa mắt chóng mặt.
  • Thuốc này có thể gây ra các vấn đề về thận nghiêm trọng và tổn thương thần kinh, dẫn đến việc mất thính giác vĩnh viễn và các vấn đề thăng bằng.
  • Mất thính giác hoặc lượng nước tiểu giảm bất thường.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc Gentamicin

7. Lưu ý khi dùng thuốc Gentamicin

Lưu ý, aminoglycosid nói chung và Gentamicin nói riêng đều gây độc hại đối với cơ quan thính giác và thận. Điều này thường xảy ra trên người bệnh cao tuổi và/hoặc với người bệnh đã bị suy thận.

Cần phải điều chỉnh liều, theo dõi rất cẩn thận chức năng thận, thính giác, tiền đình cùng với nồng độ Gentamicin trong máu ở người sử dụng liều cao và kéo dài.

Tránh sử dụng thuốc dài ngày.

Thận trọng sử dụng nếu có chỉ định bắt buộc ở những người bị nhược cơ nặng, bị Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ.

Ngoài ra, nguy cơ nhiễm độc thận thường thấy ở người bị hạ huyết áp, hoặc có bệnh về gan hoặc trên các đối tượng phụ nữ.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

8. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc khi dùng chung với Gentamicin

  • Các aminoglycosid khác.
  • Vancomycin.
  • Một số thuốc họ cephalosporin.
  • Ethacrynic.
  • Furosemid.
  • Indomethacin.
  • Dimenhydrinat.
  • Zalcitabin.
  • Vắc-xin BCG, vắc-xin thương hàn.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Gentamicin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia.

9. Trường hợp quên liều, quá liều

Quên liều

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Quá liều

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc Trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

10. Gentamicin giá bao nhiêu?

Gentamicin dạng tiêm:

Gentamicin 80mg giá: 150.000 đồng/hộp.

Quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ.

Gentamicin dạng dùng tại chỗ:

Thuốc nhỏ mắt Gentamicin 0.3% Mekophar giá: 3.000 đồng/chai.

Quy cách đóng gói: chai 5ml.

Gentamicin dạng thuốc mỡ:

Thuốc mỡ Gentamicin 0,3% giá: 10.000 đồng/tuýp.

Quy cách đóng gói: Tuýp 10gr.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Cao Đẳng Dược TPHCM tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898