Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh tiểu không kiểm soát

Cập nhật: 09/03/2019 09:38
Người đăng: Nguyễn Trang | 1188 lượt xem

Bệnh tiểu không kiểm soát thường gặp ở phụ nữ, khi phát hiện bản thân mắc bệnh lý này mọi người cần phải tìm hiểu để có phương pháp điều trị kịp thời. Mọi người cùng tìm hiểu những dấu hiệu và nguyên nhân bệnh lý này ở thông tin bài viết dưới đây.

Tiểu không kiểm soát là bệnh lý gì?

Tiểu không kiểm soát được biết đến là tình trạng không kiểm soát được quá trình đi tiểu. Theo đó, người bệnh sẽ bị mất dần khả năng kiểm soát bằng quang, dẫn đến tình trạng tiểu són ra ngoài, những người mắc bệnh nặng phải mang tã. Bệnh lý này gây mất tự tin cho mọi người, tuy nhiên bệnh này hiện nay khá phổ biến và nhiều người mắc phải.

Tìm hiểu triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu không kiểm soát

Tùy vào mức độ bệnh lý cũng như cơ địa của mỗi người sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Đối với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, lượng nước tiểu sẽ bị rỉ ra khi ho/hắt hơi/đang đi vào nhà vệ sinh. Mắc bệnh từ mức độ nhẹ đến vừa khi đó nước tiểu sẽ rỉ ra hàng ngày và người bệnh cần phải mang tã. Những người mắc bệnh ở mức độ nặng khi đó lượng nước tiểu sẽ chảy ra ngoài có thể thấm ướt hết miếng tã mỗi ngày. Bệnh tiểu không kiểm soát sẽ làm hạn chế hoạt động hàng ngày của mọi người.

Tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh tiểu không kiểm soát 1
Tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh tiểu không kiểm soát

Bên cạnh đó, những triệu chứng khác của bệnh tiểu không kiểm soát không được đề cập đến ở đây. Vì vậy, khi có những thắc mắc gì liên quan đến bệnh lý này mọi người hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ, đồng thời nhờ tư vấn để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.

* Nên gặp bác sĩ khi nào là tốt nhất?

Khi gặp những dấu hiệu bất thường đối với tình trạng sức khỏe dưới đây mọi người nên đến gặp bác sĩ:

+ Đi tiểu tiện không kiểm soát quá thường xuyên;

+ Bị són tiểu vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày;

Một số vấn đề khá quan trọng khi mắc bệnh tiểu không kiểm soát như:

  • Những triệu chứng gây bệnh lý khác liên quan;
  • Mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh hay trong quá trình tham gia hoạt động xã hội;
  • Tăng nguy cơ té ngã đối với những người cao tuổi trong những trường hợp vội vàng đi vệ sinh.

Tốt nhất khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với tình trạng sức khỏe mọi người nên đến ngay bệnh viện/Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

Tìm hiểu nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh tiểu không kiểm soát

Một số giảng viên Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết rõ hơn về những nguy cơ mắc bệnh tiểu không kiểm soát như sau:

Tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh tiểu không kiểm soát 2
Tìm hiểu nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh tiểu không kiểm soát

+ Giới tính: Thống kê cho thấy nữ giới mắc bệnh lý tiểu không kiểm soát do chịu đựng việc tăng áp lực ổ bụng. Sự khác biệt này là do phụ nữ phải mang thai, sinh đẻ và mãn kinh, những cuộc phẫu thuật ở phụ nữ. Một số trường hợp nam giới cũng mắc phải bệnh lý này khi có những vấn đề về tuyến tiền liệt sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này bởi bàng quang quá đầy.

+ Tuổi tác: những người lớn tuổi các cơ bằng quang và niệu đạo sẽ yếu đi. Bên cạnh đó, những thay đổi sẽ làm giảm lượng nước tiểu trong bàng quang chứa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

+ Đối tượng thừa cân béo phì: khi bệnh bị thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ bằng quang hay những cơ lân cận. Vì vậy, dần dần sẽ làm chúng yếu đi và gây nên tình trạng nước tiểu rỉ ra khi ho hay những lúc hắt hơi.

+ Những bệnh lý khác: những người mắc bệnh lý thần kinh/tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu không kiểm soát.

Những thói quen làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu không kiểm soát

Tình trạng bệnh tiểu không kiểm soát mọi người có thể kiểm soát được nếu:

+ Áp dụng những bài tập kegel theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.

+ Nên uống thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng.

+ Mọi người nên dùng khăn lạnh để lau người.

+ Mọi người cần chăm sóc kỹ vùng sinh môn để tránh kích ứng da.

+ Để da khô tự nhiên khi ở ngoài không khí.

+ Khi mắc phải bệnh lý này mọi người nên tránh rửa và ngâm nước cơ quan sinh dục nhiều. Bởi những việc làm này vô tính làm mất đi công dụng của hàng rào bảo vệ chống nhiễm trùng bàng quang.

+ Lựa chọn những loại kem bảo vệ như: bơ cocoa, dầu petroleum,... để sử dụng.

Những trường hợp đi tiểu gấp/ đi tiểu đêm mọi người hãy tiến hành làm vệ sinh được thuận tiện hơn bằng cách:

  • Bật đèn sáng để soi đường nhằm tránh được tình trạng té ngã.
  • Tiểu không kiểm soát không phải là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân phải thường xuyên ở nhà để thay tã và thường mặc cảm vì mùi khó chịu từ cơ thể khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy, tinh thần của một số người đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số người bị stress.

Tổng hợp những tin tức cung cấp ở bài viết trên nhằm giúp cho mọi người biết rõ hơn về căn bệnh tiểu không kiểm soát. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường trong sức khỏe mọi người cần phải nhanh chóng đến những Trung tâm Y tế/bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898