Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Citicoline là thuốc gì? Chỉ định của thuốc Citicoline trong những trường hợp nào?

Cập nhật: 18/11/2022 16:06
Người đăng: Trần Thị Mai | 1176 lượt xem

Citicoline là thuốc gì? Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào? Có những lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nhiều hơn các thông tin về thuốc Citicoline. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

thuoc-Citicoline
Thuốc Citicoline

Công dụng của thuốc Citicoline

Citicoline là một chất sinh hóa tổng hợp thường có ở thành tế bào, trong thành phần thuốc có chứa Citicoline tác dụng chính là kích thích sinh tổng hợp trên màng tế bào thần kinh nhằm chống tổn thương não, tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó thuốc sẽ làm tăng tưới máu lên não và tăng tiêu thụ oxy  não thông qua các cơ chế cụ thể như:

  • Citicoline là tiền chất trong quá trình sinh tổng hợp trên màng tế bào thần kinh.
  • Citicoline giúp ích vào hệ thống dự trữ cholin (chất cần thiết cho sự tổng hợp acetylcholin của não bộ). Vai trò là cung cấp nguồn cholin và là tiền chất để sản xuất ra các phospholipid, citicoline để ngăn ngừa và phục hồi màng tế bào thần kinh.
  • Citicoline giúp tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh thông qua sự tăng phóng thích norepinephrine, dopamine và serotonin.
  • Thuốc Citicoline được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua hệ hô hấp dưới dạng CO2 và được dung nạp tốt qua hàng rào máu não và đi tới hệ thần kinh trung ương. 

Với các dược tính ở trên mà thuốc Citicoline thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như:

Điều trị bệnh não cấp tính bao gồm tai biến mạch máu não cấp tính và bán cấp, chấn thương sọ não.

Mắc bệnh não mãn tính bao gồm:

  • Thoái triển tuổi già như bệnh Alzheimer.
  • Do thoái hóa nguyên phát dẫn đến sa sút trí tuệ.
  • Do nhồi máu đa ổ dẫn đến sa sút trí tuệ.
  • Mắc các di chứng tai biến mạch máu não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Phòng ngừa các biến chứng sau ca phẫu thuật thần kinh.
  • Mắc bệnh Parkinson dùng đơn độc hoặc phối hợp với levodopa.

Ngoài ra thuốc Citicoline còn được chỉ định và dùng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc Citicoline có nhiều dạng bào chế khác nhau nên người bệnh cần chú ý sử dụng đúng theo dạng thuốc được chỉ định.

Đối với dạng viên nang mềm cần uống theo liều lượng được chỉ định và liều dùng đúng cách. Ở dạng thuốc tiêm thì nên để các chuyên viên y tế, bác sĩ thực hiện để đúng kỹ thuật và liều lượng.

Trước khi sử dụng thuốc nên đọc và tìm hiểu các thông tin in trên nhãn dán của nhà sản xuất để việc sử dụng đúng cách, đạt hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Dùng thuốc Citicoline kèm với thức ăn hoặc không kèm với thức ăn đều được, tuy nhiên để hạn chế tính trạng kích ứng dạ dày xảy ra thì có thể dùng sau khi ăn.

Liều dùng dành cho người lớn

  • Trường hợp mắc bệnh não cấp tính, giai đoạn cấp tính

Sử dụng tiêm IM hay IV chậm 5 phút hoặc truyền IV 40 - 60 giọt/ phút cùng với liều 1000 - 3000mg/ ngày.

Duy trì điều trị từ 14 - 21 ngày.

  • Trường hợp mắc bệnh não cấp tính giai đoạn hồi phục

Sử dụng uống 2000mg/ 3 lần/ ngày.

Duy trì sử dụng từ 6 - 12 tháng.

  • Trường hợp mắc bệnh não mạn tính

Sử dụng uống 200mg/ 3 lần/ ngày.

Trong trường hợp bị xuất huyết sọ kéo dài Không nên sử dụng liều quá 1000mg/ ngày và cần phải truyền IV chậm 30 giọt/ phút.

Liều dùng dành cho trẻ em

  • Trường hợp bệnh não cấp tính

Trẻ em trên 12 tuổi sử dụng trong giai đoạn  hồi phục uống 100mg/ 3 lần/ ngày.

  • Trường hợp mắc bệnh não mạn tính

Trẻ em trên 12 tuổi sử dụng 100mg/ 3 lần/ ngày.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi chỉ nên dùng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ. Tuyệt đối các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

thuoc-Citicoline
Thuốc Citicoline cần được sử dụng theo liều chỉ định của bác sĩ

>>>> Mách bạn: Tác dụng phụ khi dùng thuốc Meloxicam như thế nào?

Tác dụng phụ của thuốc 

Thuốc Citicoline rất hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ bởi độ an toàn cao. Tuy nhiên cần chú ý một số các tác dụng phụ có thể xảy ra với người dùng như:

  • Xuất hiện  các triệu chứng hạ huyết áp.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Bề mặt da nổi phát ban.
  • Mất ngủ.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Luôn có cảm giác nóng trong người, khó chịu.

Danh mục về tác dụng phụ của thuốc  Citicoline chưa được liệt kê đầy đủ, do đó cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa biết để có cách xử lý đúng cách.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Thuốc được bào chế ở nhiều dạng khác nhau do đó người bệnh sẽ cần  được chỉ định liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng theo liều của bất cứ ai ngay cả khi họ có cùng triệu chứng.

Citicoline có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của thuốc. Một số các loại thuốc xảy ra tương tác với Citicoline như: Levodopa, Meclophenoxat, Centrophenoxine…

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong  quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, nên tham khảo ý kiến  bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc Citicoline có tác động lên thần kinh trung ương với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt như vậy những người thường xuyên phải lái xe, vận hành máy móc cần chú ý để không gây nguy hiểm.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc Citicoline tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt vì có thể dễ bị ẩm mốc

Chú ý kiểm tra thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng in trên nhãn dán của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn.

Thuốc Citicoline điều trị mất trí nhớ chống chỉ định sử dụng cho những người mẫn cảm hoặc bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

Trên đây là thông tin chia sẻ về thuốc Citicoline, tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thuốc nên đến các hiệu thuốc hoặc hỏi bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn chính xác nhất.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898