Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Cập nhật: 19/01/2021 15:32
Người đăng: Nguyễn Trang | 605 lượt xem

Có rất nhiều bà mẹ quan tâm đến vấn đề thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mỗi ngày là đủ? Để có được lời giải đáp chính xác nhất cho thắc mắc này, mọi người cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu rõ về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Ngủ đủ giấc chính là cách tốt nhất giúp cho trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, trí não phát triển  tốt hơn. Theo như các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiểu hoặc đi tiêu. Còn những khoảng thời gian còn lại, trẻ sẽ ngủ, một phần bởi vì chưa kịp làm quen với ánh sáng bên ngoài, một phần là do thói quen nhắm mắt khi còn ở trong bụng mẹ.

Vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Theo đó, những giảng viên hàng đầu tạo Khoa Cao đẳng Hộ sinh TPHCM - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng đã chỉ ra về các lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời như sau:

  • Giúp cho trẻ phát triển trí não.
  • Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.
  • Nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp cho trẻ được thoải mái hơn về tinh thần.
  • Giúp trẻ có được một hệ miễn dịch thật khỏe mạnh.
  • Đồng thời, một giấc ngủ ngon sẽ giúp cho trẻ trở nên năng động, thích tương tác với các thử thách xung quanh của trẻ.

Vậy, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt hay không?

Về chu kỳ giấc ngủ của trẻ thường ngắn hơn so với người lớn, trẻ sơ sinh ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM - Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), chính điều này sẽ cần thiết đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Đặc điểm của giấc ngủ đối với chuyển động mắt nhanh đó là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM - Non Rapid Eye Movement). Điều này sẽ khiến cho trẻ sơ sinh dễ thức giấc hơn.

Trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh thường sẽ ngủ liên tục, thậm chí trẻ sẽ ngủ 20h/ ngày, trẻ chỉ thức dậy mỗi khi có nhu cầu được ăn hoặc cần được thay tã. Khi đã được tầm 6 - 8 tuần tuổi đa phần trẻ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm, mặc dù vào ban đêm vẫn thức dậy để ăn nhưng sau đó sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Thời điểm này thì giấc ngủ của trẻ sẽ dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (Non-REM) nhiều hơn so trước.

Giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi, đa phần các trẻ có thể ngủ một giấc dài từ khoảng 8 - 12h/ đêm. Nhiều trẻ đã có thể ngủ lâu từ khi được 6 tuần tuổi, nhưng có trẻ lại phải đợi đến khi được 5 hay 6 tháng tuổi mới làm được điều này.

Trẻ ngủ nhiều trong thời gian được khuyến khích sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì hay không?

Đối với những trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi sẽ có mức độ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ cũng như chiều cao của trẻ về sau.

Trẻ sơ sinh cần phải được ngủ sâu vào 22h - 24h -2h, bởi đây chính là thời điểm hocmon chiều cao của trẻ phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu vào trong giai đoạn này sẽ giúp phát triển tối ưu về chiều cao. Trong trường hợp trẻ bỏ lỡ sẽ không cao được như những trẻ khác. Không ngủ đủ giấc sẽ khiến cho trẻ cáu gắt, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và mất tập trung.

Đối với trẻ ngủ đủ giấc, việc ngủ nhiều hay ngủ ít cũng không quan trọng bằng ngủ sâu ngủ ngon, chất lượng của giấc ngủ khi đó sẽ quyết định nhiều đến yếu tố quan trọng về sau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải tạo được một không gian thoáng, đủ tối, nên hạn chế tiếng ồn, nhiệt độ phòng phù hợp nhằm trẻ có được giấc ngủ ngon và ít bị giật mình.

Thời gian ngủ đủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Đối với trẻ sơ sinh thời gian ngủ mỗi ngày sẽ được phân chia tương ứng thành nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể:

Thời gian ngủ đủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong những tháng đầu đời trẻ thường dành đến 15 - 16h/ ngày để ngủ. Khoảng thời gian này nhu cầu của trẻ chỉ xoay quanh 3 việc: ăn - ngủ - vệ sinh, dạ dày của trẻ khi đó còn quá nhỏ để có thể chứa được lượng lớn sữa nên cứ tầm khoảng 2 - 3h trẻ lại tỉnh dậy đòi ăn. Theo đó, việc này sẽ diễn ra cả ngày lẫn đêm nên sẽ khiến cho các bạn cảm thấy mệt mỏi.

Nhiều bà mẹ có con lần đầu luôn đặt câu hỏi vì sao lại nên có nhiều bữa ăn như vậy? Trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày đầu tiên của cuộc đời một đứa trẻ chỉ quay trở lại cân nặng sau khi sinh. Cho nên thời gian này các mẹ phải sử dụng mọi cách để đánh thức trẻ dậy để cho ăn, tránh việc cho con ngủ quá nhiều mà quên đi việc nạp năng lượng.

Hoặc sẽ có một số trẻ sẽ không thể nào nhận biết được chu kỳ ngày / đêm. Khi đó, các bạn cần phải cố gắng đánh thức trẻ dạy bằng nhiều cách khác nhau như: mở nhạc lớn, hãy đưa trẻ ra ánh sáng, vua chơi cùng trẻ. Ban đêm khi đi ngủ hãy cho trẻ ngủ trong không gian tối, yên tĩnh và quấn trẻ bằng túi ngủ hoặc có thể là chũn nhằm giúp cho trẻ không bị giật mình.

Cần phải tạo thói quen ngủ bằng cách lặp đi lặp lại trình tự ngủ, cần phải đặt trẻ vào trong nôi hoặc trong cũi khi trẻ đang lim dim chưa chìm vào giấc ngủ.

Giai đoạn trẻ từ 3 - 5 tháng tuổi

Sau thời gian 6 - 8 tuần làm mẹ, các bạn sẽ cảm nhận được trẻ tỉnh táo hơn và muốn dành nhiều thời gian hơn để tương tác với bạn mỗi ngày. Trong khoảng thời gian này trẻ sẽ ngủ ít hơn khoảng  1h/ ngày.

Thời gian vào ban đêm trẻ ngủ giấc dài > 6h mà không cần phải tỉnh dậy để ăn. Cần phải tiếp tục duy trì thói quen ngủ cho trẻ, cần phải đặt trẻ vào trong nôi hoặc là cũi khi trẻ đang còn lim dim chưa chìm vào giấc ngủ, việc làm này sẽ tạo cho con khả năng tự dỗ giấc ngủ. Đây chính là kỹ năng rất có giá trị về sau khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng ngủ hoặc vào các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Khoảng thời gian 4 tháng tuổi, trẻ sẽ thức dậy dậy khoảng 1 - 2 lần/ đêm dù cho trẻ đã có thể ngủ liên tục nhiều giờ liền. Nhưng cũng đừng quá lo lắng bởi đây chỉ mới là dấu hiệu trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi đã trải qua giai đoạn này.

Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi

Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi đa phần trẻ sơ sinh đã có thể liên tục 8h mỗi đêm hoặc có thể là lâu hơn. Khoảng 6 - 8 tháng tuổi, các mẹ sẽ nhận thấy được trẻ sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày bởi giấc ngủ ngày có thể đã kéo dài hơn nhưng vẫn luôn đảm bảo được thời gian ngủ là từ 3 - 4h.

Khủng hoảng giấc ngủ lại tiếp tục xảy ra khi trẻ bước vào giai đoạn này, chính là lúc mẹ đang dần rời xa con để trở lại với công việc. Trẻ sẽ phải tập làm quen dần với việc không có mẹ bên cạnh, nên trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn cũng là điều hoàn toàn bình thường. Vì vậy, cần phải cho trẻ có thời gian và dần thích nghi với sự thay đổi này.

Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi

Khi này em bé của các bạn đang lần lớn lên và sắp bước qua giai đoạn gọi là trẻ sơ sinh. Khi đã được 9 tháng tuổi, nhiều trẻ đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Tại thời điểm này trẻ sẽ ngủ liên tục từ khoảng 9 - 12h mỗi đêm, thời gian ngủ ban ngày sẽ là khoảng 3 - 4h.

Vào giai đoạn từ 8 - 10 tháng tuổi các mẹ sẽ cảm nhận trẻ khó đi vào giấc ngủ, hoặc sẽ chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn, đây chính là lúc trẻ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lúc trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, thời điểm trẻ chuyển từ giai đoạn ngồi sang đứng, hoặc bi bô các âm thanh đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục duy trì những thói quen cũ, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt bình thường.

Một số mẹo hay giúp trẻ có được giấc ngủ ngon

Nhằm để cho trẻ có được giấc ngủ ngon, khi đó các bà mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo hữu ích do giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ cụ thể như sau:

+ Mỗi tối hãy để cho trẻ ngủ trong phòng tối, nên hạn chế tiếng động.

+ Luyện tập thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng giờ, phát cho con những tín hiệu để giúp cho trẻ nhận biết được đã đến giờ để đi ngủ như thay đồ ngủ, hát ru hoặc hôn chúc con ngủ ngon,... (những điều này sẽ giúp ích cho trẻ khi bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ.

+ Cho trẻ thời gian học cách tự ngủ sẽ giúp cho con tự lập hơn, không còn phụ thuộc vào người lớn nữa.

+ Cần phải cho trẻ ăn đủ no vào những bữa ăn trong ngày, không cho con ăn đêm khi không quá cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh thường dễ gặp phải bệnh lý về đường hô hấp, những bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu như cho trẻ ăn dặm sớm hoặc quá trình lưu trữ và pha chế sữa không được đảm bảo. Nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ, các bậc phụ huynh nên thực hiện tốt việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tuân thủ lịch tiêm vắc-xin đúng thời gian.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898