Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Sử dụng thuốc Stamlo 5 điều trị tăng huyết áp như thế nào?

Cập nhật: 06/11/2021 10:01
Người đăng: Linh Vũ | 2007 lượt xem

Stamlo 5 giúp điều trị tăng huyết áp và thiếu máu cục bộ cơ tim liên quan đến chứng đau thắt ngực. Thuốc Stamlo 5 dùng cho đối tượng nào và liều lượng sử dụng ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài tổng hợp dưới đây.

1. Thông tin thuốc Stamlo 5

Thuốc Stamlo 5 được chỉ định điều trị tăng huyết áp (ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường) và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.

Tên thuốc: Stamlo 5

Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch

Dạng bào chế: Viên nén

Thành phần:

Trong mỗi viên thuốc có chứa các thành phần sau:

  • Amlodipin Besilate tương đương amlodipin 5mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Quy cách đóng gói:

Hộp 2 vỉ x 10 viên.

SĐK: VN-9040-04

Thông tin nhà sản xuất: Dr. Reddys Laboratories., Ltd - ẤN ĐỘ

Điều kiện bảo quản:

  • Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Để xa tầm tay của trẻ.

Lưu ý: Thuốc Stamlo 5 chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.

>>> Mách bạn: Thành phần, tác dụng và cách sử dụng thuốc trị mụn Acnequidt

Thông tin thuốc Stamlo 5

2. Thông tin thành phần Amlodipine

Dược lực:

Amlodipin có tác dụng chống đau thắt ngực, chống tăng huyết áp, chất đối kháng kênh calci.

Dược động học:

Sau khi uống amlodipin được hấp thu chậm và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được 6-12 giờ sau khi uống. Sinh khả dụng từ 64-80%. Thể tích phân phối khoảng 20l/kg. Amlodipin liên kết 95-98% với protein huyết tương.

Trong gan thuốc được chuyển hóa chủ yếu thành những chất chuyển hóa bất hoạt. 10% thuốc chưa chuyển hóa và 60% chất chuyển hóa bất hoạt được bài tiết theo nước tiểu. Sự thải trừ thuốc theo hai pha, thời gian bán thải cuối cùng trung bình là 35-50 giờ. Hàm lượng thuốc trong huyết tương ở trạng thái ổn định đạt được sau 7-8 ngày dùng thuốc liên tục.
Vì amlodipin được hấp thu tốt sau khi uống nên sự phân phối thuốc rất rộng trong cơ thể.

Tuy nhiên, sự thải trừ thuốc chậm dẫn đến tác dụng kéo dài, nên amlodipin thích hợp cho liều dùng một lần/ngày.

Ở những người bệnh cao huyết áp liều một lần/ngày amlodipin làm giảm huyết áp tới mức độ có ý nghĩa lâm sàng hơn 24 giờ ở tư thế nằm lẫn thế đứng. Tác dụng này xuất hiện chậm vì thế không cần dự kiến sự hạ huyết áp nhanh.

Trong chứng đau thắt ngực thuốc làm tăng sức chịu đựng khi gắng sức của bệnh nhân, làm giảm tần suất những cơn đau thắt ngực và nhu cầu dùng nitroglycerin.

Thuốc không có tác dụng chuyển hóa có hại, không ảnh hưởng đến lipid huyết tương. Thuốc dùng được cho những người bệnh suyễn, tiểu đường và gút.

Tác dụng của Amlodipine

Thành phần Amlodipine có trong thuốc là một chất đối kháng calci thuộc nhóm dehydropyridin. Thuốc ức chế dòng calci đi qua màng vào tế bào cơ tim và cơ trơn của thành mạch máu bằng cách ngăn chặn những kênh calci chậm của màng tế bào. Nhờ tác dụng của thuốc mà trương lực cơ trơn của các mạch máu (các tiểu động mạch) giảm, qua đó làm giảm sức kháng ngoại biên kéo theo hạ huyết áp.

Thuốc có tác dụng chống đau thắt ngực chủ yếu bằng cách giãn các tiểu động mạch ngoại biên và giảm hậu tải tim. Sự tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxygen của cơ tim giảm vì thuốc không gây phản xạ nhịp tim nhanh. Người ta nghĩ rằng thuốc làm giãn mạch vành (các động mạch và tiểu động mạch), cả ở vùng bình thường lẫn vùng thiếu máu. Sự giãn mạch vành làm tăng cung cấp oxygen cho cơ tim.

Tác dụng của Amlodipine

3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Stamlo 5

Chỉ định của Stamlo 5

Stamlo 5 dùng để điều trị cao huyết áp, hoặc có thể phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn bêta hoặc thuốc ức chế men chuyển.
Ðiều trị thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực ổn định hoặc đau thắt ngực vận mạch (Prinzmetal).

Thuốc có thể dùng một mình hoặc phối hợp với những thuốc chống đau thắt ngực khác, hoặc dùng trong các trường hợp kháng với nitrat và/hoặc thuốc chẹn bêta. Cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Chống chỉ định

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong công thức hoặc với dihydropyridin.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Bệnh nhân suy tim chưa được điều trị ổn định.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

4. Liều lượng và cách sử dụng

Cách sử dụng hiệu quả

  • Thuốc dùng theo đường uống. Uống nguyên viên, không nhai, nghiền hay làm vỡ viên trước khi uống.
  • Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Có thể uống trước hoặc sau ăn.

Liều dùng

Bệnh tăng huyết áp:

Để điều trị tăng huyết áp, liều khởi đầu là 5mg x 1 lần/ngày, liều có thể tăng tối đa tới 10 mg/ngày.

Liều phải được điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân. Với các bệnh nhân gầy yếu, các bệnh nhân già và các bệnh nhân suy giảm chức năng gan, liều khởi đầu có thể là 2.5 mg/ngày và liều này có thể được đề nghị khi Amlodipine được dùng trong việc điều trị kết hợp.

Bệnh nhân đau thắt ngực:

Liều đề nghị cho bệnh nhân đau thắt ngực mãn tính ổn định và co thắt mạch là 5 – 10 mg. Phần lớn bệnh nhân sẽ được yêu cầu liều 10mg để đạt hiệu quả.

Điều tri kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp và/hoặc các thuốc chống co thắt khác:

Amlodipine sử dụng an toàn cùng với các thiazid, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn beta, các Nitrat tác dụng kéo dài và/hoặc nitroglycerin ngậm dưới lưỡi.

Liều khởi đầu đề nghị chống tăng huyết áp là 2.5mg khi kết hợp Amlodipine với các thuốc chống tăng huyết áp khác.

Sử dụng thuốc cho người già:

Cần thận trọng khi lựa chọn liều sử dụng cho người già, thường bắt đầu ở liều thấp nhất trong khoảng liều điều trị, do những bệnh nhân này thường mắc phải suy giảm chức năng gan, thận, tim và các bệnh đi kèm hoặc đang điều trị các thuốc khác. Độ thanh thải Amlodipine ở các bệnh nhân già thường giảm dẫn đến tăng AUC xấp xỉ 40 – 60%. Vì vậy, liều khởi đầu thấp hơn được đề nghị là 2.5mg.

Sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan:

Amlodipine được chuyển hóa rộng rãi ở gan, do đó ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, độ thanh thải giảm và thời gian bán thải trong huyết tương kéo dài (56 giờ). Do đó, việc điều trị nên bắt đầu với liều thấp 2.5mg/ngày ở những bệnh nhân này và cần thận trọng khi sử dụng Amlodipine cho bệnh nhân suy gan nặng.

Sử dụng thuốc cho bênh nhân suy giảm chức năng thận:

Dược động học của Amlodipine không bị ảnh hưởng đáng kể bởi suy thận. Do đó không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.

Sử dụng thuốc cho trẻ em:

Tính hiệu quả và độ an toàn của Amlodipine ở trẻ em chưa được thiết lập.

>>> Click ngay: Chymosin Daktin thuốc trị tiêu sưng viêm khớp, viêm họng

Liều dùng của Stamlo 5

5. Tác dụng phụ thuốc Stamlo 5 điều trị tăng huyết áp

Thuốc dung nạp tốt khi dùng liều lên đến 10mg/ngày. Các tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải.

Phổ biến: Phù nề, đau đầu, nổi mẩn.

Liên quan đến liều dùng: Chóng mặt, tim đập nhanh, đỏ bừng mặt, hoa mắt.

Không liên quan đến liều dùng: Mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, ngủ gà, buồn nôn.

Tác dụng bất lợi khác:

  • Loạn nhịp tim, đau ngực, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thế đứng, viêm mạch.
  • Chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy…
  • Dị ứng, suy nhược, khó chịu, đau, rét run…
  • Viêm khớp, đau khớp, đau cơ.
  • Rối loạn chức năng tinh dục, bồn chồn, suy nhược…
  • Khó thở, chảy máu cam…

Cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn, nếu như gặp phải tác dụng phụ bất thường, để nhận được sự hỗ trợ thích hợp.

6. Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều:

Uống bù liều nếu quên ngay khi nhớ ra.

Bỏ qua liều đã quên nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo. Dùng liều tiếp theo như kế hoạch.

Quá liều:

Triệu chứng: Biểu hiện nhiễm độc hiếm gặp. Khi quá liều có thể bị hạ huyết áp, chậm nhịp tim và block tim.

Xử trí: Nếu lỡ dùng quá liều, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Khi đi nhớ mang theo nhãn thuốc. Cần theo dõi huyết áp, nhịp tim và hô hấp của bệnh nhân. Rửa dạ dày và cho uống than hoạt thường được áp dụng để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể. Trong một số trường hợp cần thiết, phải điều chỉnh các chất điện giải.

7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
  • Chống chỉ định dùng thuốc cho nhóm đối tượng này.
  • Những người lái xe và vận hành máy móc
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc như chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp...Do đó cần thận trọng khi dùng trên các đối tượng này.

Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898