Parocontin giá bao nhiêu? Parocontin có tác dụng gì? là câu hỏi nhiều người tìm kiểm. Mời bạn đọc theo dõi bài tổng hợp dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
1. Parocontin là thuốc gì?
Thuốc Parocontin có thành phần chính Paracetamol và Methocarbamol. Tác dụng giảm đau trong các bệnh co thắt cơ - xương.
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
- Parocontin (paracetamol 325mg, methocarbamol 400mg).
- Parocontin F (paracetamol 500mg, methocarbamol 400mg).
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 6 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai x 30 viên, hộp 1 chai x 60 viên
Thành phần:
Paracetamol 325 mg, Methocarbamol 400 mg
Tá dược: Lactose, Microcrystallin cellulose, Crosscarmellose, Povidone,Talc, Magnesi stearat, Colloidal anhydrous silica, Hypromellose, Macrogol 6000, Titan oxyd, Cồn 96°, Nước tinh khiết vừa đủ 1 viên.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco - VIỆT NAM
Điều kiện bảo quản:
- Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Đọc kỹ hướng dãn sử dụng trước khi dùng.
- Nếu cẩn thêm thông tin, xin hỏi ý kiến Bác sỹ.
- Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
>>> Mách bạn: Megaduo Plus có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả của thuốc
Parocontin là thuốc gì?
2. Tác dụng của các thành phần trong thuốc
Thành phần Paracetamol
Dược lực:
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid, có tác dụng giảm đau trong các chứng đau nhẹ và vừa, hiệu quả nhất đối với các cơn đau có nguồn gốc không phải nội tạng.
Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Dược động học:
Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.
Thành phần Methocarbamol
Dược lực:
Methocarbamol là thuốc giãn cơ và có tác dụng an thần nhẹ, ức chế hệ thần kinh trung ương với đặc tính làm dịu thần kinh và giãn cơ – xương.
Dược động học:
Hấp thu: Methocarbamol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh đạt được trong máu khoảng 1-2 giờ.
Phân bố: Methocarbamol được phân phối rộng rãi ở thận, gan, phổi, não, lách, cơ xương.
Thải trừ: Thời gian bán hủy của methocarbamol là 0,9-1,8 giờ. Ðào thải nhanh chóng và gần như hoàn toàn trong nước tiểu.
Parocontin với sự kết hợp giữa Methocarbamol và Paracetamol nên có tác dụng ức chế thần kinh dẫn truyền cảm giác đau hoặc ức chế dẫn truyền cảm giác đau đến não trong các trường hợp đau liên quan đến co thắt cơ – xương.
>>> Click ngay: Cách dùng Savi Cipro như thế nào? Thành phần và tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần trong thuốc
3. Chỉ định và chống chỉ định của Parocontin
Chỉ định của thuốc:
- Thuốc được chỉ định giảm đau trong các trường hợp đau có liên quan đến co thắt cơ – xương như:
- Đau cấp tính và mạn tính do căng cơ, bong gân, hội chứng whiplash (hội chứng rung lắc), chấn thương, viêm cơ.
- Đau và co thắt liên quan đến viêm khớp, vẹo cổ, căng và bong gân khớp, viêm túi chất nhờn bursa (viêm bao hoạt dịch), đau lưng dưới có nguyên nhân rõ ràng.
Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn hoặc dị ứng Paracetamol và Methocarbamol hay với các thành phần khác của thuốc
- Bệnh nhân thiếu máu, suy giảm chức năng gan hay thận nặng
- Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, giai đoạn tiền hôn mê, tổn thương não; nhược cơ, tiền sử động kinh.
- Người bị yếu cơ hoặc nhược cơ nặng
- Người bị thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase do bệnh lí/di truyền
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có biểu hiện bất thường hãy dừng sử dụng sản phẩm ngay và xin sự tư vấn của dược sĩ/bác sĩ để xử trí kịp thời.
4. Liều lượng và cách dùng của Parocontin
Cách sử dụng của thuốc:
Uống thuốc cùng với nước lọc hoặc các nước giải khát không chứa cồn. Thời điểm dùng thích hợp là sau bữa ăn.
Dùng thuốc thận trọng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều lượng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều thông thường 2 viên/lần, 4-6 lần/ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trường hợp.
Liều khuyến nghị đối với Methocarbamol từ 3,2 g - 4,8 g/ngày. Paracetamol 2,6 g - 3,9 g/ngày.
Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi nên dùng liều thấp hơn cũng để giảm đau và dãn cơ.
Bệnh nhân có bệnh gan và thận: Những trường hợp này nên tăng khoảng cách thời gian giữa hai lần dùng thuốc.
Cảnh báo
- Người lớn: không nên dùng quá 4g/ngày, không nên dùng thuốc này liên tục trong hơn 3 ngày để điều trị sốt mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Không nên uống rượu trong khi dùng thuốc.
- Cần thông báo về tình trạng sức khỏe cụ thể cho bạn cho bác sĩ để được tư vấn liều dùng thích hợp.
5. Các tác dụng phụ có thể gặp phải
- Thường gặp: Biếng ăn, mệt mỏi, ốm sốt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ, lo âu, hoa mắt, co giật, co giật…
- Hiếm gặp: Phát ban trên da, ngứa, nổi mày đay, viêm kết mạc, phù mạch, sung huyết mũi, bệnh thiếu máu tan huyết, mất bạch cầu hạt.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Lưu ý khi sử dụng Parocontin
6. Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
Không nên kết hợp với thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, đồ uống có cồn, rượu, thuốc chống co giật, thuốc kháng Histamin, Isoniazid, thuốc ngủ, thuốc ức chế thần kinh cơ.
Pyridostigmine: Gây tình trạng chán ăn, nhược cơ và ức chế tác dụng của thuốc này.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
7. Các trường hợp đặc biệt
Dùng thuốc thận trọng trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Người nghiện rượu không nên dùng quá 2g paracetamol/ngày. Việc dùng Paracetamol ở những bệnh nhân thường xuyên uống rượu có thể gây tổn thương gan.
- Ở những bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận, thiếu máu và mắc bệnh tim hoặc phổi: tránh dùng thuốc này kéo dài.
- Những bệnh nhân bị hen, dị ứng với acid acetylsalicylic (aspirin).
- Bệnh nhân phải làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: vì thuốc này làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Lái xe và vận hành máy móc: Thuốc này gây buồn ngủ. Do đó không lái xe hoặc vận hành máy móc cho tới khi chắc chắn là thuốc không còn ảnh hưởng tới cơ thể.
Thuốc có chứa glycerol, chất này có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
8. Cách xử lý trường hợp quên liều, quá liều
Trường hợp quên liều:
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định. Không uống gấp đôi liều.
Trường hợp quá liều:
Triệu chứng: Liên quan đến Methocarbamol như buồn nôn, huyết áp thấp, buồn ngủ. Liên quan đến Paracetamol như buồn nôn, nôn, hoại tử gan, đau bụng, da, móng tay và niêm mạc xanh tím, Methemoglobin huyết, suy thận cấp, kích ứng hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương.
Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
9. Parocontin giá bao nhiêu?
Thuốc Parocontin có giá 120.000 – 130.000 đồng/hộp bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc.
Parocontin giá bao nhiêu? Parocontin có tác dụng gì? Trên đây là các thông tin được Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp về Parocontin, thuốc được dùng theo chỉ định, do đó người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi dùng.