Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Sử dụng thuốc nhiệt miệng như thế nào đúng cách?

Cập nhật: 06/03/2021 10:39
Người đăng: anbinh | 20097 lượt xem

Bệnh nhiệt miệng không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe vì nốt nhiệt sưng tấy đau không ăn uống được. Vì thế hiện nay, rất nhiều người đã sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhiệt miệngBệnh nhiệt miệng

>>Click ngay: Mắc bệnh thuỷ đậu tắm lá gì nhanh khỏi? Để có cách trữa trị thông minh và toàn diện cho con bạn khi không may mắc bệnh.

Cách nhận biết bệnh nhiệt miệng

Một trong những bệnh răng miệng thường gặp là nhiệt miệng. Những biểu hiện thường gặp là những mụn nước có màu trắng đục, cảm giác rộp rát ở miệng và lưỡi.

Bệnh này có thể khỏi ngay sau 10-15 ngày thế nhưng khoảng thời gian đó sẽ rất khó chịu ăn uống rất khó khăn nếu bị vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm. Ngay cả việc nói chuyện cũng khiến người bệnh đau vì thế sẽ rất dễ sút cân, ăn uống không được ngon miệng, rối loạn hệ miễn dịch...

Đối với người bệnh là trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài những phương pháp điều trị dân gian thì hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc điều trị và chăm sóc sức khỏe răng bệnh bạn có thể tham khảo.

Thuốc chuyên điều trị bệnh răng miệng

– Oracortia: thành phần chính của loại thuốc này là triamcinoloneacetonide. Oracortia là loại thuốc kháng viêm dạng corticoide có tác dụng điều trị hỗ trợ làm giảm tạm thời tổn thương dạng loét do chấn thương hay các triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng.

– Debacterol: Ngoài Oracortia bạn nên dùng Debacterol – là phức hợp phenol gồm sulfuric acid và sulfonate có tác dụng tương tự nitrate bạc.

Đây là một hình thức đốt tiêu hủy vết loét bằng hóa chất nênngười bệnh sẽ không còn cảm thấy đau và vết thương sẽ lành sau 3 – 5 ngày. Loại thuốc này phải có chỉ định của của bác sỹ khi sử dụng, mỗi ngày bôi một lần.

– Nitrate bạc: Đây là thuốc bôi trực tiếp lên tổn thương có tác dụng giảm đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3 – 5 ngày.

– Dung dịch tetracycline (achromycin, nor-tet, panmycin, sumycin, tetracap): dùng súc miệng có thể giúp giảm đau và lành loét nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc không giúp ngăn ngừa tái phát. Người bệnh khi sử dụng quá 5 ngày sẽ có thể gây kích ứng và tạo điều kiện cho nấm phát triển.

các loại thuốc chữa nhiệt miệngCác phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Khi thoảng cơn đau bụng dưới vẫn hành hạ bạn, đừng bỏ qua Bác sĩ chuyên khoa giải đáp: Đau bụng dưới bên trái dấu hiệu bệnh gì để sớm phát hiện bệnh và có cách chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh lâu lành là do vết loét do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn nên dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét có thể sử dụng phối hợp 4 loại thuốc: sunfamethoxazon, trimethoprim, Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn là một trong những giải pháp trị nhiệt miệng hiệu quả.

Thuốc khi vào trong miệng gặp nước bọt và dịch huyết tương rỉ ra từ chỗ tổn thương tạo thành màng giúp ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng, từ đó làm cho vết loét rất nhanh lành. Đồng thời thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn hiện tượng tái phát.

Các phương pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Với những chế phẩm Corticosteroid có chứa triamcinolone hoặc hydrocortisone acetonide hemisuccinate để kiểm soát các triệu chứng có hiệu quả trong điều trị loét nặng.

Việc sử dụng các nitrat bạc để đốt cháy những vết đau; có tác dụng giảm đau nhất thời nhưng không làm vết thương nhanh chóng lành mà ở những đối tượng răng đang còn phát triển như trẻ em có thể gây ra sự đổi màu răng. Do đó việc sử dụng tetracycline vẫn còn gây tranh cãi trong dư luận.

Một loại thuốc cũng có nhiều ý kiến trái chiều từ các dư luận, cũng nhu các chuyên gia trong ngành Nha khoa, ngành Dược đó là Debacterol. Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Debacterol được sử dụng để đốt cháy vết đau và có tác dụng giảm đau và giảm thời gian chữa bệnh. Hiện thuốc đã được chấp nhận sử dụng bởi FDA.

Trên đây cũng là những chia sẻ và những loại thuốc bôi được sử dụng trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng hiện nay. Bạn cũng có thể điều trị bằng các phương pháp chữa trị trong dân gian để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898