Tình trạng trẻ bị viêm khớp đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và nó khác hẳn với những hiện tượng lão hóa xương tự nhiên đối với những người cao tuổi. Theo đó, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về bệnh lý này cần đưa trẻ đi điều trị kịp thời.
Bệnh viêm khớp đầu gối là gì?
Theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biết khớp gối sẽ là nơi tiếp giáp 3 xương chính bao gồm: xương đùi; xương bánh chè và xương ống. Giữa những đầu xương ấy sẽ được bao bọc bởi một lớp sụn.
Sụn được biết đến là dạng mô trơn có bề mặt mịn và dễ trơn trượt. Vì vậy, nó có tác dụng rất quan trọng trong việc giúp các khớp cử động thuận lợi và đây cũng là chất đệm ở khớp xương. Ngoài ra, còn có những mô dịch sẽ trải dài trên khớp và sản sinh dung dịch bôi trơn khớp và cung cấp những chất dinh dưỡng cho sụn.
Bệnh viêm khớp gối được hiểu là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn dần, trở nên xù xì và thô ráp hơn. Khi có khớp xương cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hấp thụ những chấn động ở sụn khớp giảm đi, vận động trở nên khó khăn và gây đau. Bệnh viêm khớp gối có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, vì vậy mọi người cần phải cân nhắc.
Trưởng khoa Dược - Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về một số biến chứng không mong muốn từ bệnh viêm khớp đầu gối để lại về sau như:
- Teo cơ, dính khớp hay nặng hơn sẽ bị biến dạng khớp.
- Giảm dần và mất những chức năng vận động thông thường của khớp.
- Nghiêm trọng hơn có thể bị tàn phế hay bại liệt.
- Nguyên nhân làm tổn thương đến van tim và gây những bệnh về hệ tim mạch.
Nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm khớp đầu gối
Bệnh viêm khớp đầu gối còn được biết đến với cái tên khác đó là bệnh Osgood – Schlatter và thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Trẻ bị viêm khớp đầu gối xuất hiện những dấu hiệu bất thường và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý còn tùy thuộc vào độ sâu của vết thương.
Trong những trường hợp các bậc phụ huynh thấy rõ được phần đầu gối của trẻ bị sưng tấy, hay trẻ bị đau cả hai bên hay chỉ một bên, con đau sẽ kéo dài dai dẳng lan ra khắp toàn thân. Những dấu hiệu ban đầu đối với bệnh lý sẽ có thể kéo dài từ 6 - 12 tháng. Tuy nhiên, những trường hợp nặng hơn có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.
Những người lớn tuổi, hiện tượng viêm khớp đầu gối thông thường đều xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm khớp đầu gối xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Trẻ bị chấn thương: trẻ khi gặp tai nạn do va đập hay bị ngã từ cao xuống,... sẽ gây nên tình trạng chấn thương hay bong gây. Tuy nhiên, nếu không được điều trị bài bản, đúng cách sẽ dễ mắc phải bệnh viêm khớp đầu gối.
- Trẻ bị viêm khớp đầu gối có thể do cơ thể đang trong tình trạng mắc phải những vi khuẩn, nhiễm virus hay những trường hợp khác bị u xương, có thể đang trong tình trạng bị rối loạn hệ miễn dịch.
- Hệ thống xương của trẻ phát triển không đồng đều: xương của trẻ phát triển chậm hơn so với hệ cơ bắp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không đồng đều vì vậy khiến các khớp của trẻ đau nhức, thời gian này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đến những dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh viêm khớp đầu gối của trẻ, nhằm sớm phát hiện và đưa trẻ đi điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ gây lại một số biến chứng xấu ảnh hưởng đến tình trạng phát triển của trẻ.
Hướng điều trị bệnh viêm khớp gối ở trẻ em?
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện như: chân đi khập khiễng, biểu hiện đau nhức ở chân và cơn đau kéo dài trong nhiều ngày không dứt khỏe, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến những trung tâm hay những bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Đây là cách không để lại những biến chứng xấu ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe về sau của trẻ.
Khi trẻ bị viêm khớp gối sẽ được điều trị bằng những loại thuốc giảm viêm, giảm đau và hạ sốt liều nhẹ. Một số trường hợp khác sẽ được sử dụng bổ sung thuốc kháng sinh nhằm đẩy lùi được cơ nguy viêm nhiễm trong thời gian bị bệnh.
Bên cạnh đó, trẻ có thể áp dụng những phương pháp điều trị bằng những bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp này mang lại khá nhiều hiệu quả và không gây những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, những trẻ mắc bệnh viêm khớp đầu gối ở mức độ nặng các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi đó mới mang lại kết quả như mong muốn.
Để phòng ngừa bệnh viêm khớp đầu gối các bậc phụ huynh cần phải hướng dẫn trẻ cụ thể về việc điều chỉnh việc tập luyện thể dục thể thao cũng như quá trình vận động. Trước khi tham gia bất cứ hoạt động rèn luyện thể chất nào các em cần phải khởi động, thả lỏng cơ sau khi vận động xong.
Đối với những trẻ bị viêm khớp cần phải tạm ngưng những hoạt động về thể chất, bởi đây sẽ là cách giúp trẻ nhanh chóng phục hồi tình trạng bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa còn cho biết thêm, tình trạng bệnh viêm khớp gối ở trẻ chỉ mang tính chất tạm thời và bệnh sẽ khỏi hẳn sau khi hệ xương của trẻ ngừng tăng trưởng.
Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến bệnh trẻ bị viêm khớp đầu gối. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.