Thuốc Bisoprolol có tác dụng điều trị tình trạng cao huyết áp, nhằm ngăn ngừa được cơn đau tim và tình trạng đột quỵ. Tuy nhiên, mọi người cần phải trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để chỉ định được liều lượng thuốc điều trị bệnh tương ứng.
Thuốc Bisoprolol là gì?
Thuốc Bisoprolol thường được các bác sĩ chỉ định dùng chung với những loại thuốc khác nhằm điều trị được chứng cao huyết áp. Khi giảm thiểu được tình trạng cao huyết áp sẽ có khả năng giảm thiểu được nguy cơ mắc phải cơn đột quỵ, đau tim hay những vấn đề khác về bệnh thận. Thuốc này được xếp vào những nhóm thuốc chẹn Beta. Cách thức hoạt động bằng ngăn chặn được chất tự nhiên nào đó ở trong cơ thể như: Epinephrine ở trong mạch máu hoặc ở trong tim,... Những cách này nhằm giảm nhịp tim, hạ huyết áp và làm giảm đi áp lực đối với sức khỏe của tim. Thuốc Bisoprolol cong được chỉ định điều trị tình trạng suy tim đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ đến vừa phải.
Những tác dụng khác đi kèm của thuốc Bisoprolol không được liệt kê cụ thể tại đây. Tuy nhiên, tùy vào từng bệnh lý của từng người các bác sĩ sẽ cân nhắc để điều chỉnh được liều lượng thuốc điều trị bệnh tương ứng.
Hướng dẫn liều dùng Bisoprolol điều trị bệnh
Bisoprolol được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như khả năng đáp ứng điều trị của từng người. Theo đó, liều dùng Bisoprolol được chỉ định cụ thể như sau:
Liều dùng Bisoprolol dành cho người lớn
- Trường hợp mắc bệnh cao huyết áp ở mức độ thông thường được chỉ định:
- Liều khởi đầu: chỉ định Bisoprolol 5mg, uống 1 lần/ ngày.
- Liều duy trì: liều tương ứng 5 - 20mg và uống 1 lần/ ngày.
- Người bị suy tim sung huyết:
- Liều dùng Bisoprolol khởi đầu: chỉ định 1.25mg và uống 1 lần/ ngày.
- Liều duy trì: liều lượng sẽ tăng lên khoảng 1.25mg sau khoảng 48h. Tiếp đến sẽ được chỉ định sử dụng hàng ngày trong những trường hợp cần thiết, liều khuyến cáo tương ứng tối đa 5mg/ ngày.
- Bệnh nhân bị đau thắt ngực được chỉ định liều dùng như sau:
- Liều khởi đầu: chỉ định dùng 5mg thuốc/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: liều dùng Bisoprolol có thể được tăng lên khi cần thiết và được chỉ định dùng nhằm giảm đi cơn đau thắt ngực hiệu quả. Những trường hợp cần thiết liều dùng sẽ được tăng lên khoảng 10mg mỗi 3 ngày và tiếp đến là 20mg/ lần/ ngày.
- Liều dùng Tái Cự Tâm Thất Sớm được chỉ định như sau:
- Liều dùng khởi đầu: chỉ định dùng Bisoprolol 5mg/ lần/ ngày.
- Liều duy trì: có thể sẽ được chỉ định tăng liều nếu như cần thiết, được dung nạp nhằm diệt trừ Tái Cự Tâm Thất Sớm của từng bệnh nhân. Trong những trường hợp cần thiết, liều dùng sẽ được chỉ định tăng liên khoảng tầm 10mg mỗi 3 ngày và tiếp đến là 20mg/ngày/lần.
- Tình trạng nhịp tim nhanh trên thất thông được chỉ định liều dùng Bisoprolol như sau:
- Liều khởi đầu: dùng Bisoprolol 5mg, uống 1 lần/ ngày.
- Liều duy trì: liều lượng có thể sẽ được tăng trong những trường hợp cần thiết, được dung nạp để kiểm soát được nhịp tim nhanh của bệnh nhân. Nếu như cần thiết liều lượng này sẽ được chỉ định tăng lên 10mg mỗi 3 ngày và sau đó sẽ tương ứng 20mg/lần/ngày.
- Điều chỉnh liều dùng Bisoprolol dành cho thận:
- Nếu như CrCl ít hơn 40 ml/phút: Liều dùng khởi đầu: được chỉ định dùng Bisoprolol với liều 2.5mg/ngày/lần.
- Liều Bisoprolol duy trì: chỉ định dùng 2.5 - 20mg/ngày/lần.
- Điều chỉnh liều lượng Bisoprolol dành cho gan:
- Liều dùng khởi đầu: được chỉ định sử dụng Bisoprolol với hàm lượng 2.5mg/ngày/lần.
- Liều duy trì: chỉ định liều lượng 2.5 - 20mg/ngày/lần.
Hướng dẫn liều dùng Bisoprolol dành cho trẻ em
Trước khi có ý định sử dụng thuốc Bisoprolol dành cho trẻ em, các bậc phụ huynh cần phải cân nhắc trao đổi cụ thể với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cách sử dụng thuốc phù hợp.
Sử dụng thuốc Bisoprolol như thế nào an toàn?
Mọi người có thể dùng thuốc Bisoprolol kèm với thức ăn hoặc không cần thiết. Thông thường liều dùng sẽ được chỉ định 1 lần/ ngày. Hoặc sử dụng theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Liều dùng Bisoprolol được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như khả năng đáp ứng điều trị bệnh.
Lưu ý cần phải sử dụng thuốc thường xuyên để phát huy được tác dụng. Tốt nhất mọi người cần phải sử dụng thuốc này cùng một thời điểm trong ngày để phát huy tác dụng.
Sử dụng Bisoprolol nhằm điều trị tình trạng cao huyết áp, có thể sẽ mất khoảng vài tuần để thuốc phát huy tác dụng. Hãy tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả trong trường hợp các bạn đã thấy khỏe hơn. Đa phần những người mắc bệnh huyết áp đều không cảm thấy rằng mình đang mắc bệnh. Do đó, cần phải báo cáo với các bác sĩ nếu như tình trạng sức khỏe không được cải thiện hoặc xấu hơn so với lúc đầu.
Những tác dụng phụ khi dùng Bisoprolol
Trong quá trình dùng thuốc Bisoprolol điều trị bệnh mọi người có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Hệ thần kinh trung ương: gây nên tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng, chóng mặt, ngất, đau nhức đầu, mất cảm giác, buồn ngủ, bị rối loạn về giấc ngủ và luôn luôn lo lắng.
- Tim mạch: xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, bị rối loạn nhịp tim hoặc tim đập nhanh, khập khễnh, hạ huyết áp, đau tức ngực, khó thở, suy tim sung huyết.
- Hệ thần kinh tự trị: xuất hiện tình trạng khô miệng.
- Gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa.
- Tâm thần: mất giấc ngủ, bị trầm cảm.
- Cơ xương khớp: xuất hiện tình trạng đau cơ, đau lưng, co giật hoặc run rẩy.
- Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, tiêu hóa, bị táo bón và bị loét dạ dày tá tràng.
- Đối với bề mặt da: nổi phát ban, mắc phải bệnh vẩy nến, viêm da, đổ mồ hôi nhiều hơn, viêm mạch máu da,...
- Trao đổi chất: mắc phải bệnh Gout.
- Giác quan đặc biệt: có thể sẽ xuất hiện tình trạng đau mắt, tăng áp, hoặc có thể chảy nước mắt bất thường, đau tai, ù tai và thay đổi vị giác.
- Hô hấp: mắc phải bệnh suyễn, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi, ho, khó thở,...
=> Tổng quan: cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, tăng cân bất thường, bị phù mạch.
Mọi người cần phải đi cấp cứu ngay lập tức nếu như xuất hiện những dấu hiệu dị ứng như: nổi phát ban, khó thở, bị sưng mặt/ lưỡi/ cổ họng.
Quay trở lại gặp bác sĩ nếu như gặp phải những tác dụng phụ ở mức độ nghiêm trọng khi dùng Bisoprolol như:
- Xuất hiện ảo giác.
- Nhịp tim đập nhanh hoặc đập bất thường.
- Đau tức ngực và xuất hiện những cảm giác mệt mỏi như muốn ngất xỉu.
- Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân, đau hoặc rát khi đi tiểu tiện.
- Tê, ngứa ngáy hoặc xuất hiện những cảm giác lạnh ở phần bàn chân và tay.
Tổng hợp những tác dụng phụ ít nghiêm trọng khi sử dụng Bisoprolol, bao gồm:
- Bị khô miệng, gây cảm giác buồn nôn, đau dạ dày.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc có thể bị ù tai.
- Một số trường hợp bị tiêu chảy, táo bón và tiện tiện nhiều hơn so với bình thường.
- Gặp khó khăn hơn trong giấc ngủ.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu người.
- Một số trường hợp có thể bị trầm cảm, cảm giác bồn chồn.
- Gây cảm giác buồn ngủ, choáng váng và hoa mắt chóng mặt.
- Đau khớp hoặc có thể đau nhức cơ.
- Ngứa ngáy và xuất hiện những mẩn đỏ bất thường ở trên da.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào khi dùng Bisoprolol cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người nên tuân thủ quá trình sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Nếu như gặp phải bất kỳ vấn đề gì, hoặc không rõ về cách sử dụng thuốc an toàn hãy quay lại trao đổi cụ thể với các bác sĩ.
Trên đây những giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ cho mọi người biết rõ về thuốc Bisoprolol và tư vấn về liều dùng tương ứng. Nhưng đâu chỉ là những thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ trước đó.