Tobramycin là thuốc gì? Dùng thuốc như thế nào an toàn? Đây là những thông tin mọi người cần phải nắm rõ trước khi dùng thuốc điều trị bệnh. Mọi người cùng tham khảo những thông tin liên quan dưới đây.
Thuốc Tobramycin là gì?
Tobramycin là loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định ngăn ngừa, hoặc dùng để điều trị những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây là một loại thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycoside. Theo đó, Tobramycin hoạt động bằng cách ngăn chặn được quá trình phát triển của các vi khuẩn.
Bên cạnh đó, những tác dụng khác của thuốc Tobramycin không được liệt kê cụ thể tại đây. Tùy vào từng bệnh nhân các bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn thuốc điều trị bệnh tương ứng.
Liều dùng thuốc Tobramycin như thế nào?
Liều lượng thuốc Tobramycin đối với mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, vì tùy vào độ tuổi và bệnh lý các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng. Theo đó, liều dùng Tobramycin được chỉ định cụ thể như sau:
Liều dùng Tobramycin dành cho người lớn
- Liều dùng dành cho người bị bỏng ngoài, bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da hoặc ở mô, viêm phổi, viêm màng tim, viêm màng não, viêm màng bụng, viêm tủy xương sẽ được chỉ định cụ thể như sau:
+ Người bị nhiễm trùng ở mức độ nặng: bác sĩ chỉ định dùng 1mg/kg được tiêm theo đường tĩnh mạch, tiêm bắp cách mỗi 8h.
+ Trường hợp nhiễm trùng có đe doạ đến tính mạng: chỉ định dùng liều 5mg/kg/ngày tiêm vào tĩnh mạch hoặc có thể tiêm bắp bằng 3 hay 4 liều đều nhau. Nhưng một số trường hợp sẽ được giảm liều xuống còn khoảng 3mg/kg/ngày sau khi được chỉ định lâm sàng.
- Bệnh nhân bị xơ nang, liều dùng thuốc Tobramycin được chỉ định tương ứng:
+ Thuốc Tobramycin dạng tiêm: chỉ định dùng 5 - 10mg/kg/ngày tiêm theo đường tĩnh mạch và được chia thành 2 - 4 liều. Hoặc được chỉ định dùng 10 - 15mg/kg/ngày và được chia thành 3 - 4 liều theo đường tĩnh mạch. Hãy một số trường hợp sẽ dùng liều 7 - 15mg/kg theo đường tiêm tĩnh mạch mỗi 24h.
+ Thuốc Tobramycin dạng hít:
- Sử dụng dung dịch hít khoảng 300mg thông qua dụng cụ phun trong thời gian 15 phút và được sử dụng 2 lần/ ngày.
- Đối với dạng bột hít: bác sĩ chỉ định sử dụng thiết bị Podhaler (TM), sẽ hít một lượng bột với khoảng 4 viên nang với trọng lượng 28mg và dùng 2 lần/ ngày.
- Thời gian điều trị tương ứng được chỉ định dùng trong vòng 28 ngày.
Liều dùng Tobramycin dành cho trẻ em
- Trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, tùy vào từng độ tuổi sẽ được các bác sĩ chỉ định cụ thể như sau:
- Trẻ sinh non hay chỉ mới được 1 tháng tuổi: chỉ định dùng 4mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Sử dụng 2 liều dùng bằng nhau và cách nhau 12h.
- Trẻ trên 1 tuần tuổi: chỉ định dùng 6 - 7.5mg/kg/ngày chỉ định tiêm tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp cho trẻ tương ứng 3 - 4 liều và chia thành các liều bằng nhau.
- Trường hợp trẻ mắc bệnh xơ nang
+ Dạng thuốc Tobramycin tiêm: chỉ định dùng liều 2.5mg/kg/ theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc có thể tiêm bắp mỗi liều dùng cách nhau 6h. Hay có thể sử dụng liều 3.3mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho trẻ cách nhau khoảng 8h.
+ Thuốc Tobramycin dạng hít sẽ chỉ định dùng cho trẻ 6 tuổi trở lên và được chỉ định cụ thể như sau:
- Cho trẻ hít với liều lượng dung dịch 300mg thông qua dụng cụ phun trong khoảng thời gian 15 phút và dùng 2 lần/ ngày.
- Thuốc Tobramycin dạng bột hít: chỉ định cho trẻ sử dụng thiết bị Podhaler (TM) đi kèm và lượng bột của cùng 4 viên nang 28mg và dùng 2 lần/ ngày.
- Thời gian dùng thuốc Tobramycin trong vòng 28 ngày.
Hướng dẫn cách thuốc Tobramycin an toàn
Thuốc Tobramycin được chỉ định dùng bằng cách tiêm theo đường tĩnh mạch, hay có thể chỉ định tiêm bắp theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Liều lượng thuốc này được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe, cân nặng và mức độ đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc mọi người sẽ tiến hành làm xét nghiệm nhằm giúp xác định được liều dùng thuốc nhất đối với từng bệnh nhân.
Trường hợp dùng thuốc Tobramycin ở nhà, hãy dùng thuốc theo đúng cách pha chế thuốc và sử dụng theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Trước khi dùng thuốc Tobramycin mọi người hãy kiểm tra đầy đủ thông tin, nếu phát hiện những hạt bất thường, hoặc bị thay đổi màu khi đó không nên sử dụng.
Thuốc Tobramycin sẽ hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc Tobramycin ở trong cơ thể ở mức ổn định nhất. Do đó, mọi người hãy dùng thuốc vào những khoảng thời gian đều nhau. Hãy tiếp tục dùng thuốc Tobramycin theo đúng quy định, trong cả những trường hợp những triệu chứng bệnh đã biết mất sau đó. Những trường hợp ngừng dùng thuốc đột ngột sẽ khiến cho vi khuẩn tiếp tục phát triển và dễ bị tái phát nhiễm trùng. Hãy nhanh chóng báo cáo với các bác sĩ nếu như những triệu chứng xấu vẫn tiếp tục phát triển hoặc tình trạng sức khỏe xấu hơn.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Tobramycin
Mọi người hãy nhanh chóng đi cấp cứu nếu như trong thời gian dùng thuốc Tobramycin gặp phải những phản ứng dị ứng như: nổi phát ban, bị sưng mặt/ mũi, lưỡi/ cổ họng.
Thuốc Tobramycin có khả năng làm phá hủy dây thần kinh, hay gây mất thính lực vĩnh viễn. Do đó, mọi người hãy báo cáo rõ với các bác sĩ/ dược sĩ được biết rõ nếu như:
- Xuất hiện tình trạng tê, ngứa ran, bị cứng cơ hoặc có thể bị co giật không kiểm soát được.
- Mất tính lực, co giật và cảm giác luôn xoay vòng.
- Hoa mắt chóng mặt khó chịu.
- Những trường hợp bị mất thính lực, trong tai luôn xuất hiện những tiếng động bất thường.
Hãy báo cáo gấp với các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như gặp phải những tác dụng phụ như:
- Cơ thể sốt bất thường
- Tăng cân, bị sưng tấy và đi tiểu tiện hoặc không có nhu cầu.
- Gặp phải tình trạng nhầm lẫn, ăn không ngon miệng và đau ở trong cổ họng.
- Những phản ứng nghiêm trọng xuất hiện ở trên da, đau họng, sưng mặt, đau họng và đau da. Đồng thời, bên cạnh đó còn bị nổi phát ban hoặc cơ thể bầm tím bất thường.
- Một số trường hợp bị bong tróc hay phồng rộp da.
Những tác dụng thường gặp khi dùng thuốc Tobramycin như:
- Đau nhức đầu.
- Cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng.
- Đau nhức ở vị trí tiêm thuốc.
- Bị nổi phát ban hay có thể bị ngứa nhẹ.
Gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa và bị tiêu chảy.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Tobramycin cũng gặp những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người dùng thuốc Tobramycin theo đúng chỉ định và phát hiện những dấu hiệu bất thường hãy báo cáo với các bác sĩ được biết.
Thông tin trên do các giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM chia sẻ chi tiết về thuốc Tobramycin. Nhưng trên đây chỉ là thông tin tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của bác sĩ.