Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ

Cập nhật: 09/03/2019 09:41
Người đăng: Nguyễn Trang | 1496 lượt xem

Trong những ngày qua bệnh chân tay miệng ở trẻ ngày một gia tăng, vì vậy ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Theo đó, các phụ huynh cần quan tâm đến trẻ để phòng ngừa căn bệnh hiệu quả, khi trẻ mắc bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng được hiểu là một hội chứng bệnh ở ở do bị virus được ruột Picornaviridae gây ra. Bệnh lý này thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em và nhũ nhi. Đặc trưng của bệnh chân tay miệng chính là bị đau họng, bị sốt, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi và có cảm giác bị đau họng. Khi bác sĩ khám họng của trẻ sẽ thấy những bọng nước, theo thời gian sẽ gây nên tình trạng loét. Những tổn thương này thường bị tổn thương ở nướu, lưỡi và phần bên trong má.

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ
Bệnh chân tay miệng là gì?

Ban da sẽ có thể xuất hiện trong vòng khoảng 1 - 2 ngày với những tổn thương phẳng trên da hay có thể bị gồ lên, máu đỏ và có thể hình thành bọng nước. Tình trạng bệnh ban đầu sẽ ngứa và thường nhất là ở bàn tay, lòng bàn chân. Những ban đỏ xuất hiện nhiều nhất ở tay, chân và miệng nên được gọi là bệnh Tay - Chân - Miệng. Một số trẻ các ban đỏ có thể xuất hiện ở vùng mông.

Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ

Theo như lời chia sẻ của Trưởng Khoa Cao đẳng Dược TP HCM - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh lý chân tay miệng là một trong những bệnh nhiễm virus cấp tính, lan truyền qua đường tiêu chảy và trường hợp xuất hiện bệnh chủ yếu trẻ nhỏ và bệnh có khả năng lây lan ở mức độ lớn.

Theo thống kê cho thấy có khoảng 80% trẻ <3 tuổi thường mắc phải bệnh chân tay miệng bởi sức đề kháng của trẻ đang còn yếu. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ, cụ thể:

+ Trẻ bị sốt, chán ăn và mệt mỏi, đau họng thường xuyên. Trường hợp những trẻ bị sốt cao từ 38 độ trở lên các phụ huynh nên đưa trẻ đến những trung tâm Y tế hay bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

+ Phát ban trên da và không ngứa trong vòng khoảng từ 1 -2 ngày với những đốm đỏ không nổi hay có thể nổi lên và có thể bị rộp da. Những ban thường nằm trong lòng bàn tay và bàn chân, hay có thể xuất hiện ở vùng mông và những cơ quan sinh dục.

+ Bệnh khởi phát từ 1 - 2 ngày sẽ xuất hiện tình trạng đau miệng, có những đốm đỏ và dần dần sẽ trở thành những vết loét.

+ Một số trẻ khi mắc bệnh chân tay miệng không kèm những triệu chứng hay có thể chỉ nổi phát ban và loét ở vùng miệng.

+ Những dấu hiệu xuất hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ như: giật mình, nôn ói, run tay chân,... Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu trên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

Hướng dẫn cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Tính đến thời điểm hiện tại chưa tìm thấy được những loại văc-xin nào để có thể phòng ngừa hiệu quả được loại bệnh này. Đặc biệt, những người đã từng mắc phải bệnh chân tay miệng sẽ không có khả năng tự miễn dịch bệnh được. Bởi vậy, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp phòng bệnh hiệu quả dưới đây:

Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ 2
Hướng dẫn cách phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ
  • Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn hay đồ uống cho trẻ hay trước khi cho trẻ ăn. Sau khi đi vệ sinh hay sau khi thay tả cho trẻ và nhất là sau khi đã tiếp xúc với những bọng nước.
  • Tránh tiếp xúc dần như: dùng chung đồ, ôm hơn,... với những trẻ đang mắc bệnh chân tay miệng. Đây cũng là cách giảm nguy cơ mắc bệnh.
    Các bậc phụ huynh cần phải làm sạch môi trường và những dụng cụ đã bị nhiễm bẩn với xà phòng và nước. Tiếp đến hãy khử khùng các vậy bằng những chất tẩy rửa thông thường.
  • Các bậc phụ huynh nên theo dõi tình trạng bệnh và áp dụng cách chăm sóc Y tế kịp thời nếu trẻ đang trong tình trạng sốt cao và mất tỉnh táo.
  • Tuyệt đối không cho trẻ đang bị nhiễm bệnh đi nhà trẻ, trường học hay đến những nơi đông người bởi sẽ gây nên tình trạng lây lan bệnh cho trẻ khác.
  • Khi đang bị bệnh nên che miệng và mũi khi ho hay hắt xì hơi.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, nhà trẻ và phòng học sao cho sạch sẽ.
  • Cần xử lý tã lót và những khăn giấy của trẻ đang bị bệnh đúng cách và hợp vệ sinh, nhằm ngăn chặn bệnh phù hợp.

Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng đối với trẻ bị bệnh

Thông thường trẻ khi mắc phải bệnh chân tay miệng thường rất biếng ăn hay không ăn uống được gì do những vết lở ở bên trong niêm mạc gây đau rát. Bên cạnh đó, trong thời gian bị bệnh trẻ còn bị sốt nên cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, luôn quấy rối. Vì vậy, hãy bổ sung thực đơn cho trẻ bằng những loại rau có tính mát, chứa nhiều làm lượng Vitamin. Thức ăn nên xay nhuyễn và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ dễ hấp thu.
Lựa chọn những thực phẩm giàu kẽm để giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường sức đề khác và những vết thương nhanh lành,... Bên cạnh đó, cho trẻ uống thật nhiều nước và bổ sung thêm những loại nước ép như: cam, quýt, chuối,... Đồng thời, uống thuốc và những loại Vitamin, bôi thuốc theo đơn đã kê sẵn.

Những trẻ trong thời gian bú mẹ nên tăng cường số lần bú để tăng cường được sức đề kháng. Sau thời gian khoảng 4 - 5 ngày khi vết thương đã đỡ nên khuyến khích và động viên trẻ ăn uống bình thường, tránh trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898