Việc sử dụng thuốc bừa bãi chức năng của thận sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt đối với những người thận không được tốt cần nên biết cách sử dụng thuốc cho hợp lý.
- Lý do nên học Cao đẳng Y Khoa năm 2018
- Thời gian tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm Sài Gòn năm 2018
- Thông báo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn năm 2018
Hầu hết các thuốc đều thải trừ qua thận
Theo Dược sĩ Thu Hương giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, các thuốc khi vào có thể hầu hết đều chuyển hóa qua gan và thận. Do vậy hai có quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ nếu bệnh nhân phải dùng thuốc, đặc biệt là sử dụng trong thời gian dài. Rất nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến thận một cách gián tiếp hay trực tiếp”. Dưới đây là những loại thuốc mà những người có chức năng thận suy giảm nên hạn chế.
Những thuốc có thể gây hại cho thận
Thuốc trực tiếp gây hại cho thận
Đứng đầu trong những thuốc trực tiếp gây hại trên thận chính là những thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon, nhóm sulfamid…Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Paracetamol, aspirin,… các thuốc kháng virut, các thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, các thuốc hạ áp có cơ chế gây giãn mạch và thuốc dự phòng cơn gout cấp…
Trong đó nhóm thuốc: Aminoglycosid, cisplatin, mesalazin, amphotericin, các NSAID, vancomycin và penicilamin… là các thuốc gây hại cho thận rất mạnh, nên những người có chức năng thận suy giảm hạn chế sử dụng. Hai loại thuốc gây độc cho thận đã được hạn chế sử dụng đó là Streptomycin và neomycin. Neomycin hầu như không dùng dưới dạng uống, streptomycin hiện nay chỉ còn được sử dụng trong điều trị lao.
Những thuốc gián tiếp gây hại cho thận
Những thuốc này thường có tác dụng phụ đó là giữ muối và nước nên chúng gián tiếp gây hại cho thận. Có những loại thuốc như : carbenoxolon, indomethacin.... Làm tăng nồng độ corticosteroid nội sinh cơ thể gây ra co mạch máu vì thế sẽ làm giảm chức năng bài tiết của thận. Các bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp sẽ rất nguy hiểm. Các thuốc giúp kiểm soát huyết áp như: irbesartan, valsartan, losartan… cũng có thể gây suy giảm chức năng gan và thận. Nhưng do bệnh nhân tăng huyết áp phải sử dụng thuốc này lâu dài, nên khi sử dụng bạn nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên để giảm các nguy cơ gây tổn hại cho thận.
Có rất nhiều loại thuốc khác nhau gây độc cho thận vì vậy cần phải hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng
Nhiều người hiện nay có quan niệm chỉ có thuốc tây y mới có khả năng gây độc còn thuốc Đông y hoàn toàn không lo lắng. Đó là vấn đề hoàn toàn sai vì bất cứ loại thuốc nào nếu không sử dụng đúng sẽ gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt là những thuốc đóng gói sẵn và dán nhãn “gia truyền” bày bán trôi nổi trên thị trường mà không được bất cứ một cơ quan chức năng nào thậm định và kiểm tra chất lượng. Nhiều thuốc gây suy gan, suy thận mà người sử dụng không hề thấy bất cứ có biểu hiện gì, chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Do vậy, trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào đều cần phải có sự hỗ trợ và tư vấn của các thầy thuốc và các Bác sĩ, về: cách dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ.... có hại của thuốc trong đó có tác dụng hại thận. Nếu trong quá trình sử dụng thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường thì nên ngưng sử dụng và đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để có cách xử trí đúng đắn, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Mong rằng với những thông tin mà các các thầy thuốc của chúng tôi tư vấn bác đã biết được những loại thuốc nào nên hạn chế sử dụng cho bản thân để không gây ảnh hưởng đến thận.