Bệnh sởi là gì? Đâu là những dấu hiệu và cách phòng bệnh an toàn? Để hiểu hơn thông tin mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây.
Bệnh sởi là gì?
Sởi được biết đến là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính với những triệu chứng sốt, chảy nước mũi, ho, nổi phát ban khắp cơ thể, mắt bị đỏ,... Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh và có thể gây ra tình trạng thành dịch.
Bệnh lý này gây mức độ tử vong ít nhưng sẽ để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau như: tiêu chảy, viêm tai, viêm phổi, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt, có khi bị viêm não sau khi bị sởi, nhất là đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng,...
Triệu chứng nhận biết bệnh sởi là như thế nào?
Theo một số giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng như một số bác sĩ chuyên khoa cho biết rõ thêm về những triệu chứng cơ bản để có thể nhận biết được bệnh sởi gồm có:
- Bị nổi sốt;
- Chảy nước mũi;
- Ho khan;
- Mắt bị đỏ;
- Không thể chịu đựng được ánh sáng;
- Trong người sẽ mọc những đốm đỏ lớn, phẳng và chập vào nhau;
- Nốt nhỏ xíu ở phần trung tâm có màu xanh trắng bên trong miệng ở nơi gò má. Theo đó, những nốt mụn này được gọi là đốm Koplik;
Bệnh sởi ban đầu sẽ xuất hiện những cơn sốt nhẹ, và kèm theo những triệu chứng như: bị mắt đỏ, đau cổ họng, ho và chảy nước mũi,... Trong vòng khoảng 2 - 3 ngày sau, những đốm trắng sẽ nổi lên và đây là những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết bệnh sởi. Những người mắc bệnh lý này cơ thể có thể bị sốt cao ở mức khoảng 40 độ C.
Càng về sau những nốt đỏ sẽ nổi lên, nhất là ở phần mặt, theo các đường tóc và ở sau tai. Những nốt này sẽ gây ngứa, sau đó có thể lan xuống ở ngực, lưng và dần dần xuống đùi và bàn chân. Một tuần sau thì những vết nhỏ sẽ nhạt dần và những nốt mọc trước sẽ hết trước.
Nguyên nhân gây bệnh sởi
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh sởi do một số nguyên nhân chủ yếu như sau gây nên như:
- Bị lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay khi nói chuyện với người bệnh.
- Lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Lây gián tiếp thường ít gặp bởi virus sởi dễ bị tiêu diệt khi ở ngoài ngoại cảnh.
Bệnh sởi có thể gây ra do bị siêu vi sởi gây nên. Ngoài ra, bệnh lý này có thể lây đến khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh sẽ bị lây sởi nếu chưa được phòng ngừa. Siêu vi sởi thường xuất hiện ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Những người bị bệnh thường gây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi những vết đỏ xuất hiện. Khi người bệnh hắt xì, nói chuyện, ho,... những giọt nước nhỏ chứa siêu vi sẽ bắn vào không khí, người khác hít vào,... Khi đó, vô tình người khác sẽ bị mắc bệnh.
Siêu vi sởi vào bên trong cơ thể, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và ở phổi. Tiếp đến, căn bệnh này sẽ lan khắp đến cơ thể kể cả hệ hô hấp và ở da.
Những đối tượng dễ mắc bệnh sởi
Thống kê chung hiện nay cho thấy những đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất hiện nay gồm có:
- Trẻ nhỏ tử 1 - 4 tuổi. Đối với những trẻ < 6 tháng ít mắc bệnh hơn bởi có hệ miễn dịch tử sữa mẹ.
- Trẻ nhỏ thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, những người ở vùng biên giới, hải đảo,... thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Bệnh sởi thường bùng phát vào mùa xuân.
- Những người đã miễn dịch sau khi phòng bệnh là rất bền vững, bởi vậy bệnh rất hiếm khi gặp ở và mắc lại trong lần gặp thứ 2.
- Bệnh lý này có khả năng gây suy giảm hệ miễn dịch nên những bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc những căn bệnh khác.
- Mức độ tỷ vong ở mức độ cao ở mức 0.02% đối với những nước tiên tiến. Mức 0.3 - 0.7% đối với những nước phát triển.
- Hiện nay, nhờ vào vắc - xin sởi được tiêm phòng rộng rãi nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong có mức độ giảm đáng kể.
Tổng hợp tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp mọi người biết được bệnh sởi là gì và những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết bệnh. Tốt nhất khi có những dấu hiệu mắc bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị, nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về sau.