Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kiến Thức Y Dược

Bệnh động kinh - Triệu chứng và cách phòng bệnh

Cập nhật: 09/03/2019 09:36
Người đăng: Nguyễn Trang | 2979 lượt xem

Bệnh động kinh được hiểu là sự rối loạn bất thường diễn ra ở não. Những đối tượng mắc phải bệnh lý này cần phải được điều trị kịp thời để tránh để lại những biến chứng đối với sức khỏe về sau.

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh được biết đến là một căn bệnh rối loạn mãn tính, đặc trưng dễ thấy nhất của bệnh này chính là xuất hiện những cơn co giật không rõ nguyên nhân và thường lặp đi lặp lại trong nhiều lần. Tuy nhiên, triệu chứng này ở mỗi người là không giống nhau bởi nó phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Mỗi bệnh nhân sẽ có những cách co giật khác nhau và những dấu hiệu liên quan đến bệnh cũng không giống nhau.

Bệnh động kinh - Triệu chứng và cách phòng bệnh 1
Bệnh động kinh là gì?

Theo như các bác sĩ cho biết những người mắc bệnh lý phải bệnh lý này có thể giảm thiểu bằng những yếu tố gây bệnh. Khi có người trong gia đình mắc bệnh lý này, người thân cần phải trao đổi với các bác sĩ để tìm ra được hướng điều trị phù hợp, không để căn bệnh kéo dài trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Thống kê chung có thấy có hơn một nửa trường hợp những người mắc bệnh lý này không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp khác mắc bệnh do ảnh hưởng của não có thể gây động kinh. Ngoài ra, một số trường hợp khác mắc bệnh do một số yếu tố khác gây bệnh do:

+ Những người từng bị chấn thương đầu;

+ Yếu tố di truyền;

+ Những người mắc bệnh não;

+ Đối tượng bị thương trước khi sinh;

+ Rối loạn phát triển;

* Tìm hiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Theo một số giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết thêm về nguy cơ mắc bệnh động kinh gồm có:

- Bệnh tiền sử gia đình.

- Yếu tố về tuổi tác.

- Trí tuệ giảm.

- Bị nhiễm trùng não.

- Bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu.

- Bệnh nhân bị đột quỵ hay những bệnh mạch máu khác.

- Co giật ở trẻ em.

Những triệu chứng và dấu hiệu hiệu nhận biết bệnh động kinh

Những dấu hiệu cơ bản nhất đối với bệnh động kinh mọi người nên biết đến như sau:

Bệnh động kinh - Triệu chứng và cách phòng bệnh 2
Những triệu chứng và dấu hiệu hiệu nhận biết bệnh động kinh
  • Khi nằm cũng nhìn chằm chằm;
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn tạm thời;
  • Mất ý thức;
  • Có biểu hiện về yếu tố tâm linh;
  • Những người không kiểm soát được những chuyển động co giật của cánh tay và chân;

Bên cạnh đó, những triệu chứng khác không được liệt kê rõ. Tuy nhiên, tốt nhất khi thấy người thân hay những người trong gia đình có những biểu hiện bất thường mọi người cần phải đưa họ đến những bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được thăm khám cụ thể.

Khi tình trạng co giật tại những thời điểm khác nhau sẽ có thể gây nguy hiểm đến bản thân và những người khác như:

+ Tai nạn ô tô;

+ Bị ngã;

+ Bị tai biến trong thời gian mang thai;

+ Những vấn đề về sức khỏe tâm thần không được ổn định.

Theo đó, khi gặp phải những trường hợp xảy ra như sau mọi người nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Lên cơn co giật kéo dài trong thời gian tầm khoảng 5 phút;
  • Cơn co giật thứ 2 đến ngay lập tức;
  • Quá trình hô hấp/ ý thức không được phục hồi sau khi đã hết cơn co giật;
  • Lên cơn sốt cao;
  • Kiệt sức vì nóng;
  • Những người mắc bệnh tiểu đường;
  • Những đối tượng đang trong thời gian mang thai;
  • Người bị thương trong quá trình co giật;

Nên trao đổi kỹ với các bác sĩ về pháp pháp điều trị bệnh lý kịp thời để không để lại những biến chứng xấu đối với sức khỏe về sau. Tùy vào cơ địa cũng như lối sống sinh hoạt ở mỗi người sẽ có mức độ bệnh lý khác nhau.

Giải pháp hạn chế mức độ mắc bệnh động kinh

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ về những giải pháp nhằm giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh động kinh như sau:

- Cách nhận biết nguyên nhân: nên biết những tác nhân gây nên cơn co giật và làm thế nào để có thể tránh được. Đồng thời, các bạn cần phải biết cách kiểm soát được hành vi của bản thân.

- Điều trị bằng thuốc: thuốc chống động kinh sẽ giúp mọi người kiểm soát được tình trạng co giật ở mức khoảng 70%. Nên thực hiện theo những lời khuyên của các bác sĩ về cách sống khỏe mạnh cùng với căn bệnh mỗi ngày.

- Đánh giá mức độ điều trị thường xuyên: bệnh nhân nên được thăm khám tình trạng sức khỏe cũng như phương pháp điều trị tối thiểu 1 năm/ lần. Bên cạnh đó, có thể đánh giá được căn bệnh bằng cách kiểm soát tốt hơn cơn động kinh.

- Quá trình chăm sóc bản thân: hãy tìm hiểu những việc mà bản thân mình nên làm mỗi ngày, đây là cách để duy trì được tình trạng sức khỏe, tinh thần, thể chất,... nhằm ngăn ngừa bệnh tật/ tai nạn.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh động kinh mọi người cần trao đổi với các bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tạo cho bản thân mình một lối sống lành mạnh để giảm thiểu được những nguy cơ mắc bệnh.

Tổng hợp tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp mọi người hiểu được bệnh động kinh là gì và những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh. Khi có người thân mắc bệnh lý này hãy nhanh chóng đưa họ đi khám và trao đổi với các bác sĩ để có được phương pháp điều trị dứt điểm.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898