Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm và thời điểm bùng phát thường vào mùa hè. Vậy triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em như thế nào? Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em ra sao?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.
Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết trẻ trẻ em
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Chính muỗi vằn là virus gây ra lây truyền sang người là vật chủ trung gian. Khi bị muỗi đốt virus sẽ lây truyền sang người sau đó thâm nhập vào máu. Nếu người đã mắc sốt xuất huyết trước đó bị muỗi đốt thì virus đó sẽ truyền sang muỗi.
Căn bệnh này đang dần trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Hiện nay thế giới có khoảng 2,5 tỷ người đang sống trong vùng bệnh có dịch sốt xuất huyết.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Người nhiễm virus Dengue do muỗi thuộc chi Aedes đốt và loài muỗi này truyền bệnh chủ yếu ở các khu vực bệnh lưu hành.
Thời gian hoạt động của muỗi là vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới tiến hành đốt người và truyền bệnh.
Virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, bao gồm 4 chủng lần lượt là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm chủng virus Dengue có khả năng tạo miễn dịch với chính chủng virus đó. Do đó mà những người đã từng mắc sốt xuất huyết do virus Dengue vẫn có khả năng mắc bệnh nhiều hơn một lần.
Trong những năm gần đây tỉ lệ người nhiễm virus Dengue do muỗi đốt tăng cao và đã trở thành đại dịch trên nhiều quốc gia Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương…
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ em khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi mắc sốt xuất huyết tùy thuộc vào từng giai đoạn mà trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
Giai đoạn sốt
Đây là giai đoạn khởi phát khi mới mắc bệnh trẻ sẽ gặp hiện tượng trán nóng ran, sốt cao từ 39 - 40 độ C trong từ 2 - 5 ngày đầu.
Bên cạnh dấu hiệu sốt trẻ sẽ có các dấu hiệu đi kèm như:
- Sốt cao không giảm ngay cả khi đã uống thuốc hạ sốt, chườm ấm.
- Đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn.
- Xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dưới da như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nổi phát ban, nổi mẩn trên da.
Giai đoạn nguy hiểm
Khi không được phát hiện sớm và d điều trị kịp thời trẻ sẽ bị sốt xuất huyết đến giai đoạn nguy hiểm.
Từ ngày thứ 3 - ngày thứ 7 sẽ là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết mặc dù lúc này trẻ đã có dấu hiệu hạ sốt nhưng sẽ làm tăng tính thấm thành mạch và dẫn đến biểu hiện thoát huyết tương.
Các dấu hiệu của giai đoạn này như: Cơ thể trẻ vật vã, mệt mỏi, da lạnh ẩm, đầu chi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, tụt huyết áp không đo được, ít đi tiểu, đau bụng, thường xuyên khát nước, chướng bụng.
Một số biểu hiện nghiêm trọng khác của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em như: sưng đau gan, tràn dịch màng bụng, màng phổi hay mô kẽ, nề mi mắt.
Ở giai đoạn nguy hiểm này, xét nghiệm máu thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy kịch.
Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn nguy hiểm kết thúc sau khoảng 2 - 3 ngày là giai đoạn phục hồi và trẻ hết sốt, cải thiện tốt tình trạng bệnh.
Triệu chứng nhận biết giai đoạn hồi phục là thèm ăn, mức độ huyết áp ổn định và đi tiểu nhiều hơn.
Lúc này nếu thực hiện xét nghiệm máu sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng nhanh và số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường và chậm hơn so với bạch cầu.
>>>> Mách bạn: Gel trị sẹo Contractubex sử dụng như thế nào?
Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?
Tình trạng sốt xuất huyết xảy ra ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và thậm chí gây ra tử vong.
Có nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng khi trẻ hết sốt là đã khỏi bệnh nhưng hoàn toàn sai lầm vì khi hết sốt bệnh vẫn có khả năng diễn biến bệnh nặng hơn vào các ngày sau đó.
Không ít các trường hợp gia đình không đưa trẻ đi khám mà tự điều trị ở nhà nên không thể phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Một số các biến chứng nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết ở trẻ em như:
- Bị sốc sốt huyết do thoát huyết tương nặng làm giảm đi khối lượng tuần hoàn.
- Mắc tình trạng xuất huyết nặng,
- Trong cơ và phần mềm bị xuất huyết.
- Xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng.
- Suy tạng nặng.
- Suy gan cấp.
- Suy thận cấp.
- Sốt xuất huyết thể não gây rối loạn tri giác.
- Viêm cơ tim, suy tim.
Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em
Hiện chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu tình trạng sốt xuất huyết, trên thực tế chỉ thực hiện các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm cải thiện nhanh chóng các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
Một số các biện pháp cần thực hiện song hành với việc điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em như:
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu.
- Chia nhỏ bữa ăn và nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp cho dễ tiêu hóa.
- Cho trẻ uống nhiều nước và thường xuyên bổ sung dung dịch điện giải oresol, nước trái cây hoặc cháo loãng pha với muối để bổ sung chất điện giải cho bé.
- Dành thời gian để trẻ nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động trong thời gian mắc bệnh.
Cha mẹ chú ý không nên thực hiện:
- Không áp dụng phương pháp hạ sốt cấp tốc cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ hạ thân nhiệt hoặc gây sẽ gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
- Không tự ý truyền dịch hoặc điều trị tại các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân không đủ điều kiện.
- Không được cạo gió vì sẽ làm đau, chảy máu và gây nhiễm trùng.
- Không cho trẻ ra gió hoặc tắm nước lạnh, chỉ nên lau người cho trẻ bằng nước ấm.
- Không sử dụng các phương pháp dân gian chưa qua kiểm chứng vì có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
Sốt xuất huyết ở trẻ có diễn biến rất nhanh và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần nắm rõ triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách điều trị để chăm sóc trẻ đúng cách giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe. Do đó ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ cơ thể mắc virus Dengue, cha mẹ cần cho trẻ tới các cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán nhanh và chính xác.
Trên đây là thông tin chia sẻ về thuốc Cyproheptadine, tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thuốc nên đến các hiệu thuốc hoặc hỏi bác sĩ chuyên khoa để có hướng dẫn chính xác nhất.
Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp