Hộ sinh là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống ngành Y tế. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến ý nghĩa, vai trò cũng như tầm quan trọng trong ngành Hộ sinh.
Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của ngành Hộ sinh
Lịch sử hình thành ngành Hộ sinh
Hộ sinh là một trong những cụm từ xuất phát từ cụm tiếng Anh “Midwifed”, bắt đầu từ thời Ai Cập cổ đại 1900 - 1550 TCN. Nữ hộ sinh trực tiếp làm việc trong lĩnh vực Y tế liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của các sản khoa, phụ khoa, hay còn được gọi là “Bà đỡ”, hay nhiều tên gọi khác nhau như: Nữ hộ sinh, Y tá,...
Trong thế kỷ 20, các chương trình đào tạo hộ sinh chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện. Các hộ sinh được đào tạo về kỹ thuật sinh nở an toàn, chăm sóc sau sinh và quản lý cơn đau. Điều này đã tạo ra một lực lượng lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Ngày nay, ngành Hộ sinh được công nhận trên toàn cầu là một phần quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, cung cấp chăm sóc đáng tin cậy và hỗ trợ tinh thần cho phụ nữ và gia đình.
>>>> Mách bạn: Cơ hội và thách thức việc làm ngành Hộ sinh hiện nay
Ý nghĩa của ngành Hộ sinh
Ngành Hộ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp chăm sóc và hỗ trợ cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của ngành Hộ sinh:
Cung cấp chăm sóc chuyên môn: Ngành Hộ sinh đảm bảo rằng phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh được cung cấp chăm sóc y tế chuyên môn và chăm sóc cần thiết trong suốt quá trình sinh nở và sau đó. Điều này giúp giảm nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
Hỗ trợ tinh thần và tâm lý: Nữ hộ sinh không chỉ cung cấp chăm sóc vật lý mà còn cung cấp hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho phụ nữ, gia đình trong quá trình sinh nở. Sự lắng nghe, hỗ trợ của họ có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu cho bệnh nhân.
Giáo dục và hướng dẫn: Hộ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, giáo dục và hướng dẫn cho phụ nữ, gia đình về sức khỏe thai sản, chăm sóc sức khỏe của em bé và các phương pháp chăm sóc cần thiết sau khi sinh.
Hỗ trợ cộng đồng: Các nhân viên hộ sinh thường là một phần của cộng đồng y tế cơ bản và hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và trẻ em cho cộng đồng. Họ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh trong các cộng đồng vùng sâu vùng xa.
Chăm sóc bền vững: Bằng cách cung cấp chăm sóc và hỗ trợ liên tục, ngành Hộ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường chăm sóc bền vững cho phụ nữ mang thai và em bé. Từ đó đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng.
Tìm hiểu vai trò của ngành hộ sinh
Vai trò chính của ngành Hộ sinh là tư vấn trước khi thụ thai, chăm sóc trước, trong và sau khi sinh. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, hộ sinh thường cộng tác với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, bao gồm cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ phụ khoa, .
Trong thời gian mang thai
- Theo dõi sức khỏe của mẹ và bé;
- Khám sàng lọc trước khi sinh;
- Giải quyết mọi lo lắng hoặc biến chứng có thể phát sinh;
- Phát hiện và quản lý các biến chứng;
- Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh;
- Hỗ trợ về mặt cảm xúc, đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu để có thể trải nghiệm sinh nở tốt nhất và lựa chọn các phương án giảm đau phù hợp.
Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở
- Theo dõi tiến trình chuyển dạ;
- Hỗ trợ các kỹ thuật định vị và thở;
- Đảm bảo trải nghiệm sinh nở an toàn và tích cực;
- Đưa ra các kỹ thuật kiểm soát cơn đau;
- Xác định các biến chứng tiềm ẩn và hợp tác với các chuyên gia y tế khác khi cần thiết.
Sau khi sinh
- Tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn các bà mẹ mới sinh;
- Thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé trong những tuần và tháng đầu sau khi sinh;
- Cung cấp hỗ trợ cho con bú;
- Tiến hành đánh giá sức khỏe trẻ sơ sinh và giải quyết mọi lo lắng sau sinh;
- Hỗ trợ giúp phát hiện ra được những dấu hiệu bất thường và theo dõi tình trạng sức khỏe của các trẻ sơ sinh trong thời gian năm viện.
Hiện nay, số lượng thí sinh đăng ký theo học ngành Hộ sinh ngày càng tăng cao. Các trường Cao đẳng Y Dược như: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch,... đã áp dụng hình thức tuyển sinh đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT/ bổ túc THPT. Với điều kiện tuyển sinh này sẽ giúp cho các thí sinh có cơ hội lựa chọn ngành học, tỷ lệ chọi cũng giảm đi. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường cũng rất hạn chế, như Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chỉ tiêu tuyển sinh trong năm 2024 đối với ngành Hộ sinh là 200. Do đó, sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, hay đối với những thí sinh đã có bằng tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước hãy nhanh chóng gửi hồ sơ về Văn phòng tuyển sinh của trường. Hoặc các thí sinh có thể đăng ký hồ sơ trực tuyến và sau khi trúng tuyển sẽ bổ sung hồ sơ sau.
Theo học ngành Hộ sinh sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành cơ bản và chuyên sâu, rèn luyện thêm những kỹ năng cần có trong ngành nghề. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được sẽ được cấp bằng Cao đẳng Hộ sinh chính quy và có giá trị trên toàn quốc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến ngành Hộ sinh, ý nghĩa của ngành Hộ sinh và những vai trò quan trọng của ngành nghề này. Nếu muốn trở thành những nữ Hộ sinh giỏi trong tương lai, ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường sinh viên cần phải tích lũy những kiến thức, kỹ năng trong ngành nghề.