Trong thời đại toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của ngành y tế, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và chia sẻ tri thức. Đặc biệt, đối với ngành Dược. Việc thành thạo tiếng Anh chuyên ngành Dược không chỉ góp phần cải thiện hiệu quả công việc mà còn giúp người làm nghề tự tin hội nhập với môi trường quốc tế.
Tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành Dược
Tiếng Anh chuyên ngành Dược không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định giúp bạn hội nhập, phát triển và đạt được thành công trong ngành dược phẩm hiện đại. Việc đầu tư học tập và cải thiện kỹ năng này là một bước đi chiến lược để mở rộng cơ hội nghề nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc Y tế.
Tiếp cận kiến thức chuyên môn quốc tế
- Ngôn ngữ chính trong nghiên cứu dược phẩm: Phần lớn các nghiên cứu, bài báo khoa học và hướng dẫn sử dụng thuốc được viết bằng tiếng Anh.
- Cập nhật thông tin mới: Người làm trong ngành dược cần đọc hiểu tài liệu chuyên môn, các nghiên cứu lâm sàng hoặc hướng dẫn từ các tổ chức y tế lớn như WHO, FDA, và EMA.
Hỗ trợ giao tiếp và hợp tác quốc tế
- Làm việc trong môi trường toàn cầu: Tiếng Anh là ngôn ngữ chung khi làm việc với đối tác nước ngoài hoặc tham gia các dự án quốc tế.
- Tham gia hội thảo và đào tạo: Các sự kiện quốc tế, hội thảo chuyên đề và các khóa học nâng cao trong ngành dược thường sử dụng tiếng Anh.
Cơ hội phát triển sự nghiệp
- Làm việc tại các công ty đa quốc gia: Tiếng Anh chuyên ngành là yêu cầu bắt buộc tại các công ty dược phẩm lớn.
- Thăng tiến nghề nghiệp: Kỹ năng tiếng Anh tốt giúp bạn đảm nhận những vị trí cao hơn hoặc chuyên sâu hơn trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm.
Đóng góp vào nghiên cứu và sáng tạo
- Tham gia nghiên cứu khoa học: Nhiều dự án nghiên cứu và phát triển thuốc mới đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Anh để trao đổi ý tưởng và công bố kết quả.
- Công bố quốc tế: Để đăng tải bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, tiếng Anh chuyên ngành là kỹ năng không thể thiếu.
Hỗ trợ trong việc học và đào tạo
- Học tài liệu chuyên ngành: Các giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành dược thường được viết hoặc dịch từ tiếng Anh.
- Chứng chỉ quốc tế: Các chứng chỉ như FPGEE (Foreign Pharmacy Graduate Equivalency Examination) yêu cầu tiếng Anh chuyên ngành để tham gia.
Cải thiện chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
- Hỗ trợ bệnh nhân nước ngoài: Trong các môi trường Y tế đa văn hóa, tiếng Anh chuyên ngành giúp dược sĩ giao tiếp chính xác và hiệu quả với bệnh nhân.
- Tư vấn đúng thông tin: Đảm bảo sử dụng từ ngữ chuyên môn chính xác khi hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc giải thích tác dụng phụ.
Thích nghi với xu hướng và công nghệ mới
- Sử dụng phần mềm và hệ thống quốc tế: Hầu hết các công nghệ, phần mềm quản lý dược phẩm đều sử dụng tiếng Anh.
- Tiếp cận các nghiên cứu lâm sàng: Việc tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng quốc tế đòi hỏi sự thành thạo tiếng Anh chuyên ngành.
>>>> Mách bạn: Mẹo nâng cao khả năng đọc tiếng Anh dành cho sinh viên Y Dược
Vì vậy, ở trong chương trình đào tạo ngành Cao đẳng Dược, môn tiếng Anh chuyên ngành sẽ được đưa vào khung chương trình giảng dạy cùng với các từ vựng chuyên ngành, các thuật ngữ tiếng Anh ở trong lĩnh vực Dược liệu, thuốc Y tế. Ngoài ra, môn học này còn mang đến cho sinh viên các tình huống xảy ra trong công việc thực tế, đưa ra được các phương pháp xử lý bằng tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.
Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Dược
Về bệnh viện
- Bệnh viện: Hospital
- Bệnh nhân: Patient, sick (man, woman)
- Bà đỡ: Midwife
- Cảm: To have a cold, to catch cold
- Cấp cứu: First-aid
- Cấp tính (bệnh): Acute disease
- Băng: Bandage
- Bắt mạch: To feel the pulse
- Buồn nôn: A feeling of nausea
- Chẩn đoán: To diagnose, diagnosis
- Chiếu điện: X-ray
- Điều trị: To treat, treatment
- Điều trị học: Therapeutics
- Đơn thuốc: Prescription
- Giun đũa: Ascarid
- Gọi bác sĩ: To send for a doctor
- Huyết áp: Blood pressure
- Đau họng: Sore throat
- Đau răng: Toothache
- Đau tai: Ear ache
- Đau tay: To have pain in the hand
- Đau tim: Heart complaint
- Chứng: IstêriHysteria
- Các triệu chứng trong tiếng anh chuyên ngành dược :
- Chóng mặt: Giddy
- Dị ứng: Allergy
- Đau âm ỉ: Dull ache
- Đau buốt, chói: Acute pain
- Khối u: Tumuor
- Loét,ung nhọt: Ulcer
- Mất ngủ: Insomnia
- Ngất: To faint, to loose consciousness
- Ngoại khoa (phẫu thuật): Surgery
- Ngộ độc: Poisoning
- Nhi khoa: Paediatrics
- Nhổ răng: To take out (extract) a tooth.
- Khám bệnh: To examine
- Y học cơ sở: (basic medicine)
- Giải phẫu học: anatomy
- Vi sinh học: microbiology
- Sinh lý bệnh: pathophysiology
- Ký sinh trùng: parasitology
- Cận lâm sàng: (paraclinical)
- Hình ảnh học: radiology
- Siêu âm: ultrasonology
- Sinh lý học: physiology
- Hóa sinh: biochemistry
- Mô học: histology
- Dược lý học: pharmacology
- Giải phẫu bệnh: anapathology
- Lâm sàng: (clinical medicine)
- Tâm thần học: psychiatrics
- Tâm lý học: psychology
Các phòng khoa ở bệnh viện
- Y học cổ truyền: traditional medicine
- Ngoại khoa: surgery
- Vật lý trị liệu: physiotherapy
- Phục hồi chức năng: rehabilitation
- Gây mê – hồi sức: anesthesiology & recovery
- Nhi khoa: pediatrics
- Lão khoa: geriatrics
- Ngoại niệu: surgical urology
- Ung bướu: oncology
- Tai mũi họng: otorhinolaryngology
- Tim mạch: cardiology
- Huyết học: hematology
- Mắt: ophthalmology
- Tiêu hóa học: gastroenterology
- Sản khoa: obstetrics
- Ngoại lồng ngực: thoracic surgery
- Nội khoa: internal medicine
- Ngoại thần kinh: surgical neurology
- Thẫm mỹ: cosmetics
- Nội thần kinh: internal neurology
- Phẫu thuật tạo hình: plastic surgery
- Da liễu: dermatology
- Chấn thương – chỉnh hình: traumato – orthopedics
Về các triệu chứng thường gặp
- Chịu đựng cơn đau: Ache
- Bị ốm, đau: Ailment
- Vết bầm: Bruise
- Hiệu thuốc: Chemist Shop
- Bị cảm lạnh: Cold
- Bị ho: Cough
- Cảm giác chóng mặt: Dizzy
- Tình trạng khẩn cấp: Emergency
- Bị sốt: Fever
- Gãy xương: Fracture
- Phẫu thuật: Operation
- Vết ngứa trên da: Rash
- Trật khớp: Sprain
- Vết xước: Graze
- Bệnh viện: Hospital
- Lây nhiễm: Influenza
- Triệu chứng: Symptoms
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đào tạo chuyên ngành tiếng Anh cho sinh viên ngành Dược ra sao?
Như chúng ta được biết Dược là một trong những ngành nghề mang lại cơ hội việc làm tốt, ổn định hơn đối với người học. Do đó, ngành Dược luôn thu hút được số lượng thí sinh tham gia đăng ký đông đảo nhất hiện nay. Nhằm để đáp ứng cho quá trình học tập, trong năm 2024 Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh ngành Cao đẳng Dược hệ chính quy, bên cạnh đó còn mở rộng tuyển sinh thêm các ngành nghề khác như: Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Cao đẳng Xét nghiệm Y học. Theo đó, điều kiện xét tuyển đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp bổ túc THPT.
Chương trình đào tạo Cao đẳng Dược bằng tiếng Anh theo như nhận định là một trong các kỹ năng cần có của sinh viên theo học, nhằm để trở thành một Dược sĩ giỏi về sau. Hiện nay, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được nhận định là một trong những địa chỉ đào tạo ngành Cao đẳng Dược chính quy uy tín, sẽ trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong từng môn học cũng như chuyên ngành tiếng Anh.
Với tình hình chung được biết tiếng Anh không chỉ quan trọng đối với những bạn sinh viên ngành Dược mà còn rất quan trọng đối với mọi người. Do đó, tiếng Anh luôn được chú trọng ở trong chương trình đào tạo, nhằm phục vụ tốt nhất trong công việc về sau. Trong quãng thời gian theo học tại trường trong 3 năm, sinh viên học ngành Cao đẳng Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ trang bị các kiến thức khoa học cơ bản, nguyên lý phát triển ngành Dược, Dược học cơ sở cùng với đó là những kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng được tình hình điều trị bệnh thực tế cho người bệnh. Ngoài các kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành,... Thì đây được nhận định là điểm nhấn ở trong khung chương trình đào tạo ngành Dược.
Với toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp cho các bậc phụ huynh cũng như sinh viên hiểu được tiếng Anh quan trọng với sinh viên học ngành Dược như thế nào? Theo đó, những sinh viên có nguyện vọng theo học ngành Dược hãy nhanh chóng hoàn tất hồ sơ gửi về Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nhé!