Điều dưỡng là một nghiệp vụ quan trọng thuộc hệ thống ngành Y tế. Cơ hội việc làm ngành điều dưỡng hiện nay như thế nào? Ngành điều dưỡng lương bao nhiêu?
1. Ngành điều dưỡng là ngành gì?
Công việc của người làm điều dưỡng là theo dõi, chăm sóc, tư vấn về sức khỏe cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị, từ thời kì đầu đến khi phục hồi. Người thực hiện công việc điều dưỡng hay còn được gọi là điều dưỡng viên.
Điều dưỡng viên còn hỗ trợ bác sĩ khi thăm khám, thực hiện y lệnh của bác sĩ, hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc sau điều trị và các công việc chuyên môn khác nhằm phục vụ quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được diễn ra tốt nhất.
Ngày nay, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng được nâng cao thì cơ hội nghề nghiệp đối với ngành điều dưỡng ngày càng mở rộng. Sinh viên học chuyên ngành điều dưỡng có thể lựa chọn các công việc điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng sản phụ khoa, chăm sóc người cao tuổi tại các bệnh viện, cơ sở y tế công lập hoặc tư nhân, làm việc tại các phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, các trường học…
>>> Xem ngay: Học dược sĩ Cao đẳng ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp ngành Dược
Ngành điều dưỡng là ngành gì?
2. Học điều dưỡng bao nhiêu lâu?
Các bậc đào tạo điều dưỡng bao gồm: Hệ Trung cấp, hệ Cao đẳng, hệ Đại học. Trong đó:
Điều dưỡng Trung cấp: Điều dưỡng viên thực hiện những kỹ thuật Điều dưỡng ở mức cơ bản như chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, cấp cứu…
Điều dưỡng Cao cấp: Tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng hoặc Đại học, chịu trách nhiệm thực hiện những kỹ thuật chăm sóc phức tạp và tham gia vào công tác đào tạo, quản lý và sử dụng, bảo quản các dụng cụ, thiết bị Y tế tại khoa của mình phụ trách.
Hệ Trung cấp: Thời gian đào tạo hệ trung cấp điều dưỡng trong vòng 1 - 2 năm, tùy vào từng đối tượng cụ thể.
Hệ Cao đẳng: Hệ cao đẳng ngành Điều dưỡng đào tạo trong thời gian 3 năm,
Hệ Đại học: Theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo, Điều dưỡng hệ Đại học thường sẽ được đào tạo trong vòng từ 4 năm - 6 năm.
Trong quá trình học tập, sinh viên ngành điều dưỡng các kiến thức đại cương, các môn cơ sở ngành và các môn chuyên ngành phục vụ cho công việc sau nay:
- Các môn khoa học xã hội: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Giáo dục quốc phòng, Tin học, Tâm lý, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ…
- Các môn khoa học tự nhiên: Vật lý Đại cương, Hóa học đại cương, Vệ sinh nâng cao sức khỏe, Sinh học và di truyền, Xác suất – thống kê y học và Sức khỏe – môi trường ….
- Các môn kiến thức y học cơ sở: Sinh lý học, Hóa sinh, Dược lâm sàng, Giải phẫu học, Di truyền y học, Dược lý, Miễn dịch – sinh lý bệnh, Vi sinh vật ký sinh trùng, Mô phôi, Y đức, Pháp luật – Tổ chức Y tế…
- Các môn học chuyên ngành: Điều dưỡng cơ sở, Điều dưỡng chuyên khoa, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực, Đạo đức Điều dưỡng, Chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Sức khỏe sinh sản, kiểm soát nhiễm khuẩn thực hành Điều dưỡng, Quản lý và tổ chức y tế ...
>>> Click ngay: Bác sĩ Xét nghiệm học ở đâu? Bác sĩ Xét nghiệm đảm nhiệm các công việc gì?
Học điều dưỡng bao nhiêu lâu?
3. Nhiệm vụ của một Điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên có các nhiệm vụ sau đây:
- Chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng: Điều dưỡng viên là người trực tiếp thực hiện điều trị, chăm sóc và phục hồi các chức năng sức khỏe của người bệnh, giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các cơn đau, nâng cao thể chất tinh thần, phòng ngừa bệnh tật.
- Thực hiện các y lệnh của bác sĩ: Điều dưỡng viên thực hiện đầy đủ các kỹ thuật chăm sóc, y lệch của bác sĩ một cách nghiêm túc nhằm hướng tới mục đích bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Họ theo dõi việc ăn uống, thuốc uống, vệ sinh, diễn biến bệnh, và một số hoạt động hằng ngày khác để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
- Quản lý, hướng dẫn làm các thủ tục hành chính: Điều dưỡng viên hỗ trợ bệnh nhân, bác sĩ hoàn thiện các thủ tục hành chính sao cho nhanh chóng và chính xác.
- Lắng nghe, tiếp nhận tình trạng bệnh nhân: Người điều dưỡng cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo, sự tinh tế, lắng nghe giúp hỗ trợ công việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân
4. Cơ hội việc làm đối với ngành Điều dưỡng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1 bác sĩ sẽ cần 3.5 điều dưỡng viên. Tuy nhiên, tại Việt Nam, với 1 bác sĩ chỉ có khoảng 1.9 điều dưỡng viên. Hiện nước ta có khoảng 130.000 Điều dưỡng viên, trong khi dự kiến đến năm 2020, nước ta cần đến 220.000 Điều dưỡng viên.
Nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh còn đang trong tình trạng quá tải do thiếu điều dưỡng viên cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, sinh viên theo học ngành này, có cơ hội việc làm cao cùng chế độ đãi ngộ hấp dẫn tại các vị trí như:
- Làm công việc chuyên môn tại các bệnh viện, cơ sở y tế trong nước và có thể tu nghiệp để định cư ở nước ngoài.
- Chăm sóc người bệnh, tư vấn, giáo dục về sức khỏe cho người bệnh, tham gia các hoạt động y tế tại địa phương như công tác tuyên truyền, tư vấn, công tác quản lý ngành, tham gia vào việc tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế.
- Sinh viên Điều dưỡng viên còn có cơ hội được học tập và làm việc tại các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore …
- Tham gia công tác giảng dạy tại các trường Cao đẳng, đại học, dạy các kỹ năng về chuyên ngành điều dưỡng …
- Công tác nghiên cứu: học để lấy bằng Thạc Sĩ/ Tiến Sĩ nghiên cứu chuyên ngành.
Ngành điều dưỡng lương bao nhiêu?
5. Ngành điều dưỡng lương bao nhiêu?
Điều dưỡng được đánh giá là một trong những ngành nghề có mức thu nhập khá cao và ổn định. Mức lương trung bình của một Điều dưỡng viên sau khi mới ra trường từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.
Tùy vào mức độ công việc, bằng cấp và tay nghề của mình mà điều dưỡng viên có thể hưởng các mức thu nhập khác nhau. Đối với Điều dưỡng viên có nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể được nhận mức lương từ 15.000.000 đồng/tháng trở lên.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp