Kỹ thuật Phục hồi chức năng thuộc nhóm ngành sức khỏe. Vậy cơ hội việc làm của ngành Phục hồi chức năng sau khi ra trường như thế nào?
1. Kỹ thuật Phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là một trong bốn yếu tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện nay bao gồm: Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều trị và phục hồi.
Kỹ thuật Phục hồi chức năng phù hợp với những bạn yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe người bệnh, chăm chỉ, kiên trì và có đam mê nghề nghiệp. Ngành học này được đào tạo cả hệ Đại học, hệ Cao đẳng và hệ Trung cấp.
Do nhu cầu chăm sóc và bảo về sức khỏe của toàn xã hội ngày càng được nâng cao, do đó cần nguồn nhân lực đông đảo để đáp ứng. Cũng chính vì thế nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc đã mở rộng chương trình đào tạo đối với ngành Phục hồi chức năng.
>>> Click ngay: Tìm hiểu điều kiện cấp chứng chỉ Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng
Kỹ thuật Phục hồi chức năng
2. Ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng học bao nhiêu lâu?
- Đối với hệ Đại học: Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong thời gian 4 năm hệ chính quy.
- Đối với hệ Cao đẳng: Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong thời gian 3 năm hệ chính quy.
- Đối với hệ Trung cấp: Đào tạo Kỹ thuật viên Phục hồi chức đăng từ 1 – 3 năm tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
Theo đó, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng được đào tạo các môn chung, môn cơ sở, môn chuyên ngành. Cụ thể:
Các môn học chung: Giáo dục quốc phòng, Thể dục thể thao, Giáo dục pháp luật, Chính trị, Tin học, Ngoại ngữ.
Các môn học cơ sở: Giải phẫu – sinh lý, Điều dưỡng cơ bản – Cấp cứu ban đầu, Vi sinh – ký sinh trùng, Dược lý, Tổ chức và quản lý y tế, Vệ sinh phòng bệnh, Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe.
Các môn học chuyên ngành: Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh, Vận động trị liệu, Châm cứu, Xoa bóp trị liệu, Các phương pháp vật lý trị liệu, Vật lý trị liệu nội khoa, Vật lý trị liệu ngoại khoa, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Lượng giá chức năng vận động, Thực tập các kỹ thuật vật lý trị liệu cơ bản tại bệnh viện, Thực tập vật lý trị liệu ngoại khoa tại bệnh viện, Thực tập vật lý trị liệu nội khoa tại bệnh viện, Thực tập tại cộng đồng, Thực tập tốt nghiệp.
3. Ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng điểm chuẩn là bao nhiêu?
Tổ hợp môn ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng bao gồm:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh
- B00: Toán – Hóa – Sinh
- D08: Toán – Sinh học -Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng là bao nhiêu? Năm 2020 các trường đại học có điểm chuẩn cho ngành này dao động từ 19 đến 23.5 điểm. Tức mỗi môn đạt điểm trung bình từ 7 – 8 điểm.
Một số trường Cao đẳng Y Dược triển khai hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT, xét tốt nghiệp THPT từ đó tạo ra cơ hội học tập cho nhiều thí sinh.
>>> Mách bạn: Danh sách các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng hiện nay
Kỹ thuật phục hồi chức năng điểm chuẩn là bao nhiêu?
4. Học kỹ thuật viên Phục hồi chức năng chức năng ở đâu?
Sinh viên có thể tham khảo các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng như sau:
- Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Đại học Trà Vinh
Các trường Cao đẳng đào tạo ngành Phục hồi chức năng:
- Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Trường Cao đẳng Bách Việt
- Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức
- Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn
- Trường Cao đẳng Miền Nam
- Trường Cao đẳng Dược Hà Nội
- Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II...
>>>> Xem ngay: Học phí Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM năm 2023
5. Kỹ thuật Phục hồi chức năng được đào tạo những gì?
Về kiến thức
Sinh viên nắm chắc những kiến thức chuyên ngành như trên để vận dụng vào việc thực hiện những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và của những bệnh nhân ngành Phục hồi chức năng nói riêng.
Kỹ thuật viên phục hồi chức năng còn phải biết cách lập kế hoạch, vận dụng, phân tích, xây dựng Điều trị vật lý, hiểu biết những kiến thức khoa học, xã hội, tâm lý xoa dịu cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho người bệnh.
Về kỹ năng
Cử nhân thực hành Phục hồi chức năng được trang bị các kỹ năng:
- Khám chữa, lập kế hoạch chăm sóc phù hợp điều trị cho bệnh nhân
- Vận dụng đúng, sử dụng thành thạo, biết cách bảo quản những dụng cụ điều trị
- Hướng dẫn bệnh nhân áp dung các hình thức phục hồi chức năng cơ bản
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục, tư vấn những phương pháp phòng ngừa, phòng tránh những trường hợp dễ gây thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và cộng đồng.
Về kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp người kỹ thuật viên thuận lợi trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Ngoài ra, Kỹ thuật viên cũng phải biết thêm những kỹ năng về ngoại ngữ, tin học để trợ giúp cho công việc của mình.
Thái độ làm việc
Một nhân viên Kỹ thuật phục hồi chức năng cần phải có thái độ và tố chất sau nếu muốn hoàn thành tốt công việc được giao: khiêm tốn, cẩn thận, thật thà, vui vẻ, chịu được áp lực công việc tốt, không ngừng học hỏi và vươn lên … Đặc biệt đó là niềm đam mê yêu thích nghề nghiệp của mình, khi có đam mê thì bạn sẽ quyết tâm kiên trì để vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Làm việc trong các Viện, Bệnh viện.
- Trung tâm Điều dưỡng – Phục hồi Chức Năng.
- Trung tâm Chỉnh hình – Phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế công lập và tư nhân trong nước.
- Làm việc các bệnh viện, Trung tâm VLTL-PHCN ở nước ngoài có ký kết với Viêt Nam trong vấn đề trao đổi nguồn nhân lực.
- Trở thành những kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng làm việc tại các bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, các trung tâm phục hồi chức năng.
- Làm việc tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ em khuyết tật.
- Công tác giảng dạy: Nếu có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt, bạn hoàn toàn có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… có đào tạo ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.
7. Mức lương ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng
Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm làm việc mà mức lương của Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng khác nhau. Mức lương cho người mới ra trường từ 5 – 7 triệu.
Nếu là một Bác sĩ có kinh nghiệm trong Kỹ thuật phục hồi chức năng, có chuyên môn cao, bạn còn có cơ hội thăng tiến trong công việc, hoặc mở phòng Vật lý trị liệu riêng, mở dịch vụ Vật lý trị liệu tại nhà với mức thu nhập hấp dẫn.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng
Làm việc trong lĩnh vực sức khỏe là môi trường cần nhiều tố chất, kỹ năng và chuyên môn nhất. Là một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng bạn cần có:
- Lòng nhiệt huyết và đam mê nghề nghiệp.
- Lòng tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, phục hồi, điều trị và phục hồi lại những chức năng của cơ thể người bệnh, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Sự bình tĩnh, nhẹ nhàng, thông cảm và thấu hiểu nỗi đau của người bệnh.
- Khiên tốn và học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị đi trước trong nghề, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn. Đáp ứng, hoàn thành mọi công việc mà cấp trên giao phó.
- Tuân thủ mọi quy tắc mà cơ quan, nơi làm việc đề ra.
Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp