Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin giáo dục

Số lượng người học thạc sĩ ngày càng ít đi

Cập nhật: 29/12/2023 09:59
Người đăng: Nguyễn Nga | 250 lượt xem

Trong nhiều năm trở lại đi, Số lượng người học thạc sĩ ngày càng ít đi. Rất nhiều trường đã không đủ chỉ tiêu tuyển sinh và phải chiêu sinh bằng nhiều hình thức.

Hàng chục ngàn chỉ tiêu không có người học

Theo số liệu từ Bộ GD-ĐT, 45.032 học viên cao học là số lượng cả nước tuyển sinh được vào năm 2017. Năm 2018 giảm hơn 3.000 còn 42.160 học viên. Tiếp tục các năm tiếp theo đều giảm mạnh như còn 36.022 học viên cho năm 2019. Năm Năm 2020 được 33.008 học viên, năm 2021 là 30.734. Đến năm 2022 số lượng ấy giảm xuống còn 1/5 là khoảng 9.000 học viên. Năm 2017 quy mô đào tạo thạc sĩ là 106.000 học viên thì giờ giảm xuống chỉ còn 88.243 học viên. Như vậy, mỗi năm số lượng thạc sĩ không có người học lên tới hàng chục ngàn chỉ tiêu thạc sĩ.

Ở ĐH Quốc gia TP.HCM, so với năm 2022 là 7.946 học viên, quy mô đào tạo thạc sĩ năm 2023 còn 7.122. Số lượng từ 2.627 giảm xuống 1.957 đối với Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.

Hàng chục ngàn chỉ tiêu không có người học

>>>> Mách bạn: Bộ Giáo dục công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024

Đặc biệt ở ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2012 từ 10.000 thí sinh dự thi thì cho đến năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh đăng ký dự thi. Số lượng giảm quá nhiều trong khi chỉ tiêu năm 2022 là 3.683.

Thế nhưng, các khối ngành khác lại có sự tăng nhẹ về số lượng học thạc sĩ này. Ví dụ như Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ở khối xã hội nhân văn và kinh tế từ 1.440 lên 1.585. Từ 417 lên 703 đối với Trường ĐH Kinh tế - Luật. Trường ĐH Quốc tế từ 472 lên 521.

Cạnh tranh cả trong lẫn ngoài nước

Trưởng phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Hoàng Trang cho biết tất cả trình độ học lên thạc sĩ ở cả nước đều đang có mức giảm chung. Trong thời điểm kinh tế đang khó khăn, nhiều người mất việc, người học hệ sau ĐH luôn chờ kinh tế phục hồi thì mới có thể tiếp tục học trở lại.

Thêm nữa, ở nước ngoài, học bổng dành cho thạc sĩ và cả tiến sĩ đang rất nhiều, tạo cơ hội lớn cho nghiên cứu sinh được theo học. Vì vậy, số lượng theo học lên cao ở trong nước bị giảm mạnh.

"Học viên tìm kiếm học bổng sau ĐH ở nước ngoài với mong muốn được học ở môi trường quốc tế, trải nghiệm thêm văn hóa và đặc biệt là có cơ hội nâng cao trình độ ngoại ngữ rất nhiều so với học ở trong nước", PGS-TS Hoàng Trang nhận định.

Trưởng phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Nguyễn Tuyết Phương cũng đồng tình với ý kiến trên rằng 10 năm trở lại đây, số lượng học viên đăng ký học thạc sĩ giảm rất mạnh. Lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn giữ được tỷ lệ nhưng các ngành khác như môi trường, địa chất thì tốc độ giảm mạnh.

Theo ông cho biết, tình trạng sinh viên học thạc sĩ giảm là một xu thế chung. Mỗi năm chỉ tuyển sinh được 600, 700 trong khi đó chỉ tiêu lên tới 1.000. Thêm nữa, hiện tại nhu cầu tuyển dụng cũng cần đến trình độ nghề và cử nhân nhiều hơn. Ở nước ngoài, cấp học bổng cho học viên rất lớn, các bạn vừa được có cơ hội học nước ngoài miễn phí lại còn được cấp thêm học bổng. Vì thế sự cạnh tranh giữa trong và ngoài nước là vô cùng lớn. 

Chỉ đi học khi có nhu cầu nâng cao trình độ

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng cùng chung tình trạng này với các trường khác khi số lượng theo học thạc sĩ 2 năm gần đây giảm đi thấy rõ. Trưởng phòng Đào tạo, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho hay hàng năm trường chỉ tuyển sinh được khoảng 300 học viên trong khi đó chỉ tiêu là gấp đôi. Khối kinh tế (ngành quản trị kinh doanh) còn có lượng sinh viên theo học nhưng khối ngành như điện tử, cơ khí, điện... thì vô cùng ít ỏi.

"Xu hướng là những ngành nào có việc làm tốt, thu nhập cao thì các em ít đi học sau ĐH. Trước đây có thời điểm các em tốt nghiệp ĐH xong đổ xô đi học thạc sĩ với tâm lý trình độ cao thì dễ xin việc. Tuy nhiên hiện nay doanh nghiệp không đòi hỏi bằng cấp nên các em chỉ đi học khi có nhu cầu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc hoặc có định hướng nghiên cứu, giảng dạy", tiến sĩ Nhân nhìn nhận.

Chỉ đi học khi có nhu cầu nâng cao trình độ

>>>> Xem ngay: Thêm nhiều trường Đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2024

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Đức Trung có chia sẻ về vấn đề học thạc sĩ. Ông rằng, học xong đại học các em chỉ dừng lại ở mức hiểu biết, vận dụng cơ bản để làm việc. Thế nhưng, hệ sau đại học là trình độ thạc sĩ thì khác. Các em sẽ có khả năng phân tích bài bản, đánh giá toàn diện vấn đề, vận dụng kiến thức sâu hơn giúp làm việc hiệu quả hơn.

Ông cho rằng nếu như các bạn học viên hiểu rõ được vấn đề nằm ở đâu thì sẽ không bao giờ có tâm lý "học thạc sĩ để dễ xin việc" để rồi khi hết trào lưu thì không theo học nữa. Học lên để các bạn có được thêm kiến thức, tư duy sâu hơn về ngành nghề cũng chính là nâng cao tay nghề và hiểu biết cho các bạn học viên.

Số lượng người học thạc sĩ ngày càng ít đi là điều đáng buồn. Cần có những sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để có thể thu hút được học viên nâng cao kiến thức của mình.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898