Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin giáo dục

Đề xuất phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục mới 2018

Cập nhật: 29/12/2023 09:33
Người đăng: Nguyễn Nga | 238 lượt xem

Về việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trong năm 2025, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án để mang lại những chuyển biến tích cực.

Đề xuất phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục mới 2018

Tại Chỉ thị số 32 ban hành ngày 25/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Hiện nay, sau khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới thì bước đầu đã thấy được những chuyển biến tích cực. Có thể nhắc đến sự củng cố, tăng cường từ  đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cho đến hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Từ đó, chất lượng giáo dục phổ thông được duy trì và nâng cao.

Bên cạnh đó, vẫn còn những vấn đề còn chưa được khắc phục. Điển hình có thể nhắc đến là việc biên soạn, thực nghiệm và thẩm định sách giáo khoa còn hạn chế. Thêm nữa là chưa khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo vên. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Đề xuất phương án biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục mới 2018

>>>> Xem ngay: Thêm nhiều trường Đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2024

"Giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" là Nghị quyết số 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vấn đề này, Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai.

Trong năm 2024, về Đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải hoàn thiện sớn để trình lên Thủ tướng.

"Tiếp tục hoàn thiện và phát triển Chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, trình Thủ tướng trong tháng 12/2023", Thủ tướng nêu chỉ thị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một trong vấn đề được nhắc đến khá nhiều chính là bộ sách giáo khoa mới cho chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định.

Liên quan đến bộ sách giáo khoa mới này, Bộ Giáo dục cần phải ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa. Về chi phí sản xuẩn, Bộ cần đảm bảo kiểm soát chặt chẽ để sách giáo khoa có giá thành là thấp nhất. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra về chương trình sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông mới này.

Về việc thống nhất liên thông chương trình, nội dung các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lên kế hoạch khẩn trương.

Thủ tướng giao chỉ đạo Bộ Nội vụ kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo biên chế được giao. Bộ không được để để tình trạng thừa, thiếu giáo viên gây ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính bố trí ngân sách cho giáo dục, đào tạo và kinh phí để Chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các địa phương thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bổ sung kế hoạch. Từ đó, để các địa phương có được phương án tốt nhất cho tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên

>>>> Mách bạn: Bộ Giáo dục công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông, quy hoạch quỹ đất sử dụng cho giáo dục và đào tạo một cách phù hợp nhất.

"Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên; thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao", chỉ thị nêu.

Để đáp ứng được dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì các địa phương cũng nên ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với các cơ sở giáo dục phổ thông kịp thời.

Đối với học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa cần có phương án xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ SGK một cách phù hợp nhất.

Để thực hiện tốt chỉ thị này, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương. Nếu có bất ký vướng mắc và khó khăn gì trong quá trình thực hiện, Bộ này cần báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ để có phương án khắc phục kịp thời.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898