Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Tin giáo dục

Bổ sung chính sách giáo dục từ tháng 1 năm 2024

Cập nhật: 03/01/2024 15:44
Người đăng: Nguyễn Nga | 268 lượt xem

Chính phủ vừa ban hành bổ sung chính sách giáo dục từ tháng 1 năm 2024. Theo đó có lộ trình tăng học phí đại học, dạy và học…

Lộ trình tăng học phí đại học được chính phủ công bố

Mức thu trần học phí với đại học công lập hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Trong khi đó mức chi là 1,2-2,4 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành. Vì thế, Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục...

Cụ thể, từ năm học 2023-2024 đến năm 2026-2027 học phí/tháng với đại học công lập chưa tự chủ (đơn vị tính: nghìn đồng) như sau:

Lộ trình tăng học phí đại học được chính phủ công bố

Mức học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tính: nghìn đồng) như sau:

>>>> Mách bạn: Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều điểm thay đổi

Như vậy nhìn vào bảng trên có thể thấy, lộ trình tăng học phí đã có cho đến năm 2027. Các khối ngành như Khoa học giáo dục, Nghệ thuật có mức tăng không đáng kể.

Mức trần học phí năm 2023 – 2024 đang là 1.250.000. Đến năm 2027 tăng khoảng 20 - 30% lên 1.790.000.

Đáng lưu ý có khối ngành Y Dược có mức tăng cao nhất. Mức trần học phí năm 2023 – 2024 là 2.450.000. Dự kiến 2027 sẽ là 3.500.000.

Tùy thuộc vào mức độ được thu tối đa lên 2 - 2,5 lần mức trần đối với các trường đã tự chủ trong việc tự chi lương, sửa chữa cơ sở vật chất.

Đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh

Quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập, bãi bỏ Thông tư số 22 ban hành năm 2020 và thay vào đó là thông tư mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/1.

Mục đích chính của thông tư bao gồm:

  • Xác định Đơn vị cấp huyện, Đơn vị cấp tỉnh đạt mức đáp ứng mục tiêu học tập trong từng giai đoạn, lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì, nâng cao các hoạt động học tập của đơn vị;
  • Đảm bảo cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi cho thành viên đơn vị tự học, học thường xuyên để trở thành “Công dân học tập”, góp phần xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh;
  • Công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh nhằm khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho việc học tập, tạo động lực học tập;
  • Thông báo công khai với cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng học tập của đơn vị để cơ quan nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh;
  • Đẩy mạnh học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

Theo đó cũng có các mức độ dành cho việc công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, công nhận “Đơn vị học tập” cấp tỉnh.

Theo đó có 3 tiêu chí gồm:

  • Về điều kiện xây dựng “Đơn vị học tập”;
  • Về kết quả học tập của Thành viên trong đơn vị;
  • Tác dụng của việc xây dựng “Đơn vị học tập”.

Có 5 chỉ tiêu trong mỗi tiêu chí.

Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận đơn vị đạt “Đơn vị học tập” cấp huyện.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận đơn vị đạt “Đơn vị học tập” cấp tỉnh.

Trước ngày 15/2 của năm liền kề sau năm đánh giá là thời gian hoàn thành việc đánh giá, công nhận đơn vị đạt “Đơn vị học tập” cấp huyện, cấp tỉnh.

Dạy-học tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

Từ ngày 23/1 thông tư có hiệu lực thi hành. Thông tư ban hành với mục đích, dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một cụ thể nội dung như sau:

  • Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một;
  • Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản;
  • Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói;
  • Hình thành và phát triển năng lực đọc;
  • Hình thành và phát triển năng lực viết.

Các nội dung trên tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và được sắp xếp theo đúng trình tự. Từ đó sẽ giúp cho trẻ được định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Dạy-học tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

>>>> Xem ngay: Cấu trúc đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 tránh học tủ

Mỗi tiết học sẽ là 35 phút. Không quá 80 tiết học trong thời lượng thực hiện. Tùy tình hình thực tế, các địa phương, nhà trường cần phân bổ thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.

Ngoài ra, về việc cân đối ngân sách, địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về nhân sự, kinh phí để thực hiện việc này sao cho phù hợp.

Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo Sở GD&ĐT chủ trì và có hướng dẫn đầy đủ để kiểm tra đánh giá việc tổ chức dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một hiệu quả nhất. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, bố trí nhân sự, đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn lực, kinh phí để chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện công việc tốt nhất.

Để tạo nên sự hiệu quả cho việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, địa phương, Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết sao cho phù hợp với kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ và điều kiện sống.

Thêm nữa, giáo viên cũng cần phải xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế, trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện. Việc này cần làm dựa vào yêu cầu, mục tiêu cần đạt và kế hoạch chi tiết về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

Bổ sung chính sách giáo dục từ tháng 1 năm 2024 phù hợp với giáo dục hiện tại. Chính phủ sẽ có thông báo khi có các quyết định mới.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898