Sở hữu một tấm bằng Đại học ngành Dược sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc hiện tại và tương lai. Vậy học liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học trong thời gian bao lâu?
1. Liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học trong bao lâu?
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thời gian liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học sẽ là 1.5 năm-2 năm tùy thuộc vào từng đối tượng thí sinh. Khoảng thời gian này đã bao gồm thời gian học tập trên giảng đường, thời gian đi thực tập và thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Liên thông Đại học được xem là bước đi đúng đắn của các thí sinh trong việc chắc chắn nhận được tấm bằng Đại học. Trong khi đó, tấm bằng Đại học cũng như Liên thông Đại học có giá trị tương đương như nhau, cơ hội nghề nghiệp như nhau. Do đó sau khi tốt nghiệp, các Dược sĩ tương lai hoàn toàn có thể làm việc tại các bệnh viện, nhà thuốc, doanh nghiệp Dược phẩm …. trên cả nước.
Thông thường, những khóa học Liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học sẽ được các trường tổ chức đào tạo vào buổi tối, ngoài giờ hành chính hoặc thứ 7, chủ nhật. Việc quy định khung giờ này sẽ giúp cho các sinh viên có thể lựa chọn thời gian phù hợp với điều kiện công việc của mình.
>>> Click ngay: Thời gian học Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng Dược mất bao lâu?
Liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học
2. Đối tượng học liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học
Thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng Dược loại khá trở lên thì có thể học liên thông lên đại học Dược ngay sau khi tốt nghiệp. Những người tốt nghiệp với loại bằng trung bình thì phải có thời gian làm việc đúng với chuyên ngành đào tạo ít nhất là 12 tháng mới đủ điều kiện tham gia dự tuyển.
Những người đã tốt nghiệp Cao đẳng tại nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Phương thức xét tuyển liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học
Học liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, thí sinh sẽ phải trải qua một kỳ thi tuyển bao gồm 2 môn: Cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) cùng với môn kiến thức chuyên ngành. Các môn thi cụ thể sẽ được quy định bởi hiệu trường cơ sở đào tạo để có thể đảm bảo được chất lượng đầu vào của sinh viên.
4. Hồ sơ xét tuyển liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học
Thí sinh đăng ký học Liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học, cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- 01 Phiếu đăng kí tuyển sinh liên thông Dược sĩ Đại học (phiếu đăng ký theo mẫu riêng của nhà Trường).
- 01 Bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức nơi mình dang công tác, làm việc.
- 02 Bản sao phô tô có công chứng Bằng tốt nghiệp Dược sĩ Cao đẳng + Bảng điểm tương ứng (áp dụng cho đối tượng thí sinh đăng ký liên thông Đại học Dược có trình độ Dược sĩ cao đẳng).
- 01 Bản sao giấy khai sinh.
- 02 Bản sao phô tô có công chứng Học bạ + Bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH.
- 04 Ảnh 4×6 (ảnh chụp trong vòng 6 tháng gần đây nhất) và 02 Phong bì có dán sẵn tem thư (bên ngoài có ghi đầy đủ thông tin, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh để nhà Trường có thể gửi giấy báo dự thi, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh).
>>> Mách bạn: Nên hay không nên học Liên thông Cao đẳng Dược năm 2021?
Hồ sơ xét tuyển liên thông Cao đẳng Dược lên Đại học
5. Đánh giá cơ hội việc làm ngành Dược
Dược học là lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật và bảo vệ cơ thể.
Ngành Dược giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền y tế của mỗi quốc gia. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như: Sản xuất, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc.
Với sự phát triển hội nhập kinh tế mạnh mẽ, thì ngành Dược cần một nguồn nhân lực rất cao để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.
Theo thống kê từ Cục quản lý Dược cho thấy, tỷ lệ dược sĩ trên dân số của Việt Nam vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân. Ứớc tính, trong thời gian tới, ngành Dược cần khoảng 25.000 dược sĩ trình độ Đại học trở lên để đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay.
Sinh viên học ngành Dược có thể làm việc tại các bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, các trung tâm kiểm nghiệm …
- Tại Bệnh viện: Dược sĩ có trách nhiệm cung ứng và đảm bảo chất lượng thuốc cả về chất lượng và số lượng. Đồng thời, họ còn tham gia tư vấn với bác sĩ trong việc kê toa và cảnh báo tương tác đồng thời hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân.
- Tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ đảm nhận vị trí nghiên cứu quy trình sản xuất các công thức và dạng bào chế, các hoạt chất mới để theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu.
- Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
- Tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng …
- Tại các trường Y Dược: có thể đảm nhiệm vị trí giảng viên, kỹ thuật viên …
Đánh giá cơ hội việc làm ngành Dược
6. Ngành Dược cần những tố chất gì?
Đức tính chăm chỉ và cần cù
Để học ngành Dược bạn cần phải là người có sự chăm chỉ và cần cù vì ngành yêu cầu khối lượng kiến thức lớn. Trong thời gian học tập các em cần tập trung nghe giảng để có thể hiểu và ghi nhớ kiến thức, đồng thời chủ động nghiên cứu tìm tòi các đầu sách tham khảo giúp ích cho quá trình học tập tốt nhất.
Tư duy logic
Bên cạnh đó, người học Dược cần có tư duy logic và chặt chẽ giúp hệ thống các thông tin một cách khoa học và chính xác.
Thêm nữa, người học Dược cần phải có đức tính cẩn thận và tỉ mỉ vì ngành học này liên qua trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Chỉ cần một sự sai sót nhỏ là có sức ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Lòng kiên trì
Lòng kiên trì là phương tiện tối quan trọng, vì học Y khoa là học một chuỗi kiến thức theo logic dài, để có thể học được hệ thống như vậy, sinh viên ngành y cần phải kiên trì liên tục trong thời gian dài.
Kỹ năng giao tiếp tốt và biết lắng nghe.
Vì là ngành nghề phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nên những yếu tố và kỹ năng mềm và kỹ năng lắng nghe rất quan trọng đối với sinh viên ngành Y Dược. Người bác sĩ, Điều dưỡng viên… không chỉ nắm vững tình hình của người bệnh qua các xét nghiệm, qua lời khai bệnh, qua chẩn đoán, mà cần thấu hiểu hoàn cảnh, trạng thái tâm lý, văn hóa của họ khi đến bệnh viện, từ đó giúp cho việc khám bệnh, điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.
Kỹ năng lắng nghe cũng là một tố chất quan trọng khi theo học ngành Y Dược. Một cán bộ Y tế biết lắng nghe có thể sẽ thấu hiểu, cảm thông, đồng cảm với người bệnh, gia đình và cộng đồng, nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị.
Kỹ năng làm việc nhóm
Để hoàn thành các đợt điều trị cho bệnh nhân, một người bác sĩ hay dược sĩ không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Do đó khi còn là sinh viên, khi các em được hoạt động với kỹ năng này thì ra trường sẽ thuận lợi với môi trường làm việc chuyên nghiệp mới.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp