Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

TPHCM đổi mới giáo dục bằng việc không gọi học sinh trả bài đầu giờ

Cập nhật: 22/09/2023 09:05
Người đăng: Nguyễn Nga | 358 lượt xem

Việc gọi học sinh trả bài đầu giờ bao nhiêu năm nay đã trở thành một thường lệ cần có. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu cần đổi mới giáo dục bằng việc không gọi học sinh trả bài đầu giờ.

Đổi mới giáo dục bằng việc không gọi học sinh trả bài đầu giờ

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, nhiều năm qua, học sinh luôn phải đối mặt với một áp lực với việc học sinh bị giáo viên kiểm tra miệng, trả bài bất chợt vào đầu tiết học.

Nhiều thầy cô vẫn áp dụng do thói quen dạy học nặng về truyền thụ kiến thức. Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết việc gọi các em kiểm tra đầu giờ và trả bài bất chợt là điều thực sự không cần thiết.

"Giáo viên không nên kiểm tra bài cũ theo hình thức gọi tên bất chợt vào đầu giờ, khiến học sinh mang tâm lý sợ sệt, nặng nề khi đến lớp", ông Quốc chia sẻ.

Việc giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh là điều cần thiết nhưng không nhất thiết phải là gọi kiểm tra đầu giờ hay bất chợt. Tâm lý sinh viên sẽ vừa bị áp lực lẫn chỉ học thuộc lòng nhằm mục đích trả bài cho thầy cô. Cụ thể, công văn 5512 của Bộ hướng dẫn rõ việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Giáo viên phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng tự học đối với từng phương thức khi áp dụng điểm số.

Đổi mới giáo dục bằng việc không gọi học sinh trả bài đầu giờ

>>>> Click ngay: Thi tốt nghiệp 2025 có nên bỏ môn Lịch Sử để giảm áp lực thi cử?

Thay vì gây áp lực cho học sinh bằng việc kiểm tra đầu giờ và đột ngột thì giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài, ghi nhớ của học sinh thông qua những câu hỏi, bài tập nhỏ. Điều này sẽ giúp cho không khí lớp học không còn căng thẳng mà rất thoải mái, các bạn tiếp thu bài dễ hơn và tự tin bày tỏ kiến thức của chính mình.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Ông cho rằng, việc kiểm tra miệng không mang lại nhiều giá trị mà còn khiến cho các em cảm thấy áp lực, mệt mỏi mỗi khi đến lớp.

"Sáng sớm, học sinh ngồi trên xe ba mẹ chở đi học, vừa ăn vừa cầm cuốn vở học vì sợ thầy cô kêu trả bài", ông cho hay.

Ông cho rằng, việc học giúp các em có thêm kiến thức, tìm được niềm vui trên con đường đi tìm tri thức chứ không phải là để các em cảm thấy áp lực cho mỗi tiết học đầu giờ hoặc đột ngột trong quá trình học. Các em sẽ không cảm thấy hạnh phúc và hứng thú trong việc học nữa.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng phải bao gồm hai yếu tố là từ môi trường giáo dục và từ những mối quan hệ tốt đẹp. Đây mới gọi là giá trị của hạnh phúc khi tới trường.

Giáo viên có thể đổi mới phương thức dạy học

>>>> Xem ngay: Năm 2023 tăng học phí Đại học đến 6,15 triệu đồng/tháng, bậc phổ thông giữ nguyên

Đồng quan điểm, lãnh đạo TPHCM cũng nhận định việc trả bài đầu giờ và kiểm tra bài trong giờ chưa thực sự phù hợp với việc đổi mới giáo dục hiện nay.

Các em học sinh cho biết, thầy cô rất hay mở sổ và kiểm tra tên từ đầu tới cuối rồi chọn một cái tên bất kỳ. Điều này khiến tâm lý của các em cảm thấy vô cùng hoang mang, lo sợ khi được nhắc tên.

Giáo viên có thể bắt đầu tiết dạy bằng nhiều hình thức nhẹ nhàng, sinh động, giúp học trò thích thú để mỗi sáng thức dậy các em háo hức đến trường.

Về mặt kiến thức, theo ông Hiếu, chương trình giáo dục được đưa lên hình thức trực tuyến hiện nay chiếm 35% nội dung. Từ đó, thầy cô có thể biết được tình hình học tập của mỗi em để có phương pháp hỗ trợ và nhắc nhở tốt nhất.

Chương trình mới nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Các bài học được thiết kế theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề có thể dạy trong nhiều tiết học. Thầy cô có thể sử dụng hỏi – đáp để đánh giá học sinh một cách tốt hơn.

Chúng ta sẽ thay hoạt động thực tế cho việc trả bài đầu giờ. Hoặc giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu từ môi trường xung quanh, tài liệu để viết nhận xét, bày tỏ quan điểm về một việc cụ thể liên quan tới môn học.

Thay vì học thuộc thì có thể đổi thành thuyết trình, thực hành, thí nghiệm. Thầy cô giáo cũng có thể lồng ghép nội dung bài cũ để giúp học sinh ôn tập... trong quá trình giảng dạy bài mới.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học 2023 – 2024 là thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Hiện nay, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chỉ đạo các trường THCS, THPT xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh với thời gian, hình thức, nội dung... cụ thể.

Trong đó, nhà trường đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá, đồng thời phổ biến kế hoạch trên đến tất cả học sinh. Đây là điều mà Sở vô cùng khuyến khích các trường thực hiện. 

Ở xã hội hiện nay, lối mòn đã cũ không còn được áp dụng mà cần phát huy. Chúng ta cần nhìn vào mặt tích cực để giúp cho con đường tìm đến tri thức của các em trở nên dễ dàng và hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Cao Đẳng Dược TPHCM tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898