Trong 3 năm qua, Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định là những địa phương có số lượng thí sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhiều nhất. Đặc biệt là Hà Nội luôn có sự vượt trội nhất định.
Top 10 tỉnh, thành phố có số lượng học sinh đỗ Đại học Y Hà Nội nhiều nhất
Tối 13/1, PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội đã cho biết số liệu thống kê trong 3 năm qua về số lượng thí sinh đỗ vào trường ở các tỉnh thành.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với số lượng học sinh đỗ Đại học Y Hà Nội tăng đều qua các năm. Năm 2024, thủ đô có 479 học sinh trúng tuyển, chiếm khoảng 26,86% tổng số thí sinh đỗ vào trường. Xếp thứ hai là Thanh Hóa với 219 học sinh, tiếp theo là Nam Định và Nghệ An với lần lượt 163 và 77 học sinh.
Trong giai đoạn 2022-2024, các vị trí dẫn đầu không có sự thay đổi. Bên cạnh đó, Bắc Giang, Ninh Bình và Phú Thọ cũng là những tỉnh, thành thường xuyên góp mặt trong top 10 suốt ba năm qua.
Hạng |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
|||
Tỉnh, thành |
Số lượng |
Tỉnh, thành |
Số lượng |
Tỉnh, thành |
Số lượng |
|
1 |
Hà Nội |
255 |
Hà Nội |
337 |
Hà Nội |
479 |
2 |
Thanh Hoá |
114 |
Thanh Hoá |
145 |
Thanh Hoá |
219 |
3 |
Nam Định |
98 |
Nam Định |
107 |
Nam Định |
163 |
4 |
Nghệ An |
72 |
Nghệ An |
68 |
Nghệ An |
77 |
5 |
Phú Thọ |
50 |
Phú Thọ |
55 |
Bắc Giang |
67 |
6 |
Hải Dương |
47 |
Bắc Giang |
54 |
Ninh Bình |
62 |
7 |
Bắc Giang |
46 |
Vĩnh Phúc |
53 |
Phú Thọ |
53 |
8 |
Thái Bình |
39 |
Hải Dương |
52 |
Vĩnh Phúc |
53 |
9 |
Hưng Yên |
38 |
Ninh Bình |
42 |
Bắc Ninh |
49 |
10 |
Ninh Bình |
31 |
Hải Phòng |
39 |
Hải Phòng |
48 |
Theo ông Tùng, Hà Nội luôn giữ vị trí dẫn đầu về số lượng thí sinh trúng tuyển nhờ một số yếu tố như nhu cầu học các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe ở đây cao hơn, số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và quốc tế nhiều, cùng với việc nhiều em lựa chọn đăng ký tuyển thẳng vào trường.
Từ năm 2021, ngoài việc xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, nhà trường còn áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Đối với các ngành như Y khoa, Răng Hàm Mặt và Điều dưỡng chương trình tiên tiến, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ được hưởng mức điểm chuẩn ưu tiên, thấp hơn tối đa 3 điểm so với thông thường.
"Nhiều học sinh Hà Nội có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng đem lại lợi thế", ông Tùng nhìn nhận.
Ông Tùng chia sẻ rằng Thanh Hóa thu hút nhiều thí sinh nhờ sự hiện diện của phân hiệu trường ngay tại địa phương. Trong khi đó, các tỉnh, thành khác nằm trong top 10 đều nổi bật với truyền thống hiếu học và nền giáo dục chất lượng cao.
Đại học Y Hà Nội được xem là cơ sở đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe trên toàn quốc. Trong ba năm qua, điểm chuẩn dao động từ 19 đến 28,83 với ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt luôn dẫn đầu về mức điểm cao nhất. Điểm chuẩn thấp nhất ở mức 19, chủ yếu áp dụng cho 1-2 ngành như Kỹ thuật viên Xét nghiệm hoặc Phục hồi chức năng tại phân hiệu Thanh Hóa.
Hiện, trường đào tạo 13 ngành gồm Y khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng và Tâm lý học.
Từ năm 2025, Đại học Y Hà Nội dự kiến mở hai ngành mới là Kỹ thuật hình ảnh y học và Công tác xã hội.
Nhà trường duy trì các phương thức tuyển sinh ổn định, bao gồm xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và xét dựa trên điểm bài thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp