Sinh viên sau khi ra trường có công việc cụ thể luôn cần có sự thống kê kỹ lưỡng. Bộ Giáo dục và Đào tạo kết nối hồ sơ sinh viên với bảo hiểm xã hội để xác định việc làm cụ thể của họ.
Thực hư về việc làm sinh viên sau ra trường được Bộ làm rõ
Giai đoạn 2018-2021, theo báo cáo tình hình việc làm của sinh viên thì tỷ lệ luôn trên 90% đối với sinh viên ra trường có việc làm. Có những ngành nghề đạt tỷ lệ lên tới 100% như Kế toán, Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử của Đại học Thương mại; Thiết kế nội thất, Kiến trúc cảnh quan, Kỹ thuật cấp thoát nước, Công nghệ thông tin của Đại học Kiến trúc TP HCM.
Con số được công bố khiến nhiều người không yên tâm và cho rằng là chưa chính xác bởi tỷ lệ đưa ra là quá cao. Điều này khiến cho việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên và phụ huynh trở nên khó khăn.
Theo các trường, việc thu thập số liệu việc làm hiện chủ yếu dựa trên thông tin sinh viên cung cấp. Các công cụ này không được kiểm chứng một cách cụ thể nhất.
>>>> Mách bạn: Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xếp loại tốt nghiệp THCS
Năm 2023, Nhằm thu thập, tổng hợp dữ liệu, phục vụ công tác quản lý về giáo dục đại học, hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS) được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng.
Theo thống kê dữ liệu từ tháng 6, số hóa dữ liệu Bộ đã thu thập trên 442 cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, hơn 152.000 giảng viên và hơn 2,1 triệu người học.
Thông tin về trường, danh mục ngành, chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, giảng viên, người học, cơ sở vật chất, tài chính... sẽ được tập hợp đầy đủ trên HEMIS. Hệ thống gồm hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, kết quả học tập và rèn luyện, văn bằng, việc làm khi ra trường sẽ có trên dữ liệu người học.
Từ ngày 23/6, về bảo hiểm và có những thử nghiệm bước đầu trong việc xác định việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, hệ thống đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Đây là thông tin mà TS Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Các trường đã nhập dữ liệu của hơn 237.000 trong khoảng 500.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2022 lên hệ thống tính đến ngày 30/7. Hệ thống đồng bộ được dữ liệu của 146.000 người trong tổng số 237.000 dữ liệu nhận được.
Kết quả cho thấy có hơn 97.000 hồ sơ khớp thông tin định danh và đã có mã số bảo hiểm xã hội. Số này được xem là đã có việc làm ổn định. Trong đó, trên 29.300 hồ sơ có thông tin về loại hình, lĩnh vực ngành nghề; 95.300 hồ sơ có thông tin liên quan đến chức danh, vị trí việc làm.
Với những con số trên thì theo ông Hải cho hay thì dữ diệu các trường Đại học vẫn chưa cập nhật đầy đủ hết. Con số thống kê sẽ sát hơn khi các trường đã hoàn tất được việc kê khai thông tin đầy đủ. Qua đó, con số sẽ giúp các trường nắm bắt được thông tin về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp có tương đương như khảo sát hay phù hợp với văn bằng được đào tạo hay không.
Theo ông Hải cho hay, đây là điều vô cùng quan trọng đối với nhà trường. Từ con số thống kê, nhà trường có thể thấy được tỉ lệ việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Nhà trường nhìn vào có thể sẽ điều chỉnh quy mô, các chuyên ngành, chương trình đào tạo... sao cho phù hợp với xã hội nhất.
"Đây mới là những thông tin bước đầu thử nghiệm, số liệu cũng chưa hoàn toàn bao phủ tất cả sinh viên đã tốt nghiệp song bức tranh việc làm sau đây sẽ dần rõ nét", ông Hải nói.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường Đại học phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp trên website kể từ năm 2009. Từ đó, các trường sẽ có đề án tuyển sinh hàng năm.
Những ngành nghề nào trở thành xu hướng cho 5 năm tới
Công nghệ thông tin
Hiện nay rất nhiều các trường Đại học nắm bắt được xu hướng và đào tạo ngành nghề này. Cơ hội học tập và việc làm của ngành này là rất lớn. Trong vòng 5 năm tới, khi sở hữu trong tay tấm bằng về Công nghệ thông tin chắc chắn con đường nghề nghiệp sẽ được mở rộng và sẽ sở hữu mức thu nhập khá lớn.
Truyền thông, marketing
>>>> Click ngay: Thi tốt nghiệp THPT với ba môn bắt buộc có 74% giáo viên lựa chọn
Kinh tế phát triển, nhu cầu truyền bá, quảng cáo của tất cả các nhãn hàng, thương hiệu đều tăng cao. Với mong muốn đem sản phẩm đến cho khách hàng, định hình vị trí sản phẩm trong lòng người sử dụng, đội ngũ truyền thông, marketing là lực lượng nòng cốt vô cùng quan trọng. Dự đoán trong năm năm tới, các nhóm ngành truyền thông sẽ thu hút một lượng lớn các bạn trẻ với mức lương hấp dẫn và công việc thú vị.
Các công việc cụ thể trong ngành này khá đa dạng bao gồm PR, sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện, báo chí, truyền hình, lên ý tưởng kịch bản, content…
Khối ngành Y Dược
Ngành nghề Y – Dược chưa bao giờ được coi là “lỗi thời”. Nhóm ngành này thu hút không chỉ các bạn thí sinh quan tâm mà cả các bậc phụ huynh cũng rất muốn con em mình theo học. Trong khi mức độ cạnh tranh khá cao, thì Điều dưỡng viên là một trong những ngành nghề đang thiếu nhân lực rất trầm trọng.
Ứng dụng công nghệ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào quản lý là rất hợp lý. Các con số luôn là chính xác ngay cả việc thống kê việc làm của sinh viên khi ra trường.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp