Trong cuộc họp gần đây nhất, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết những năm tới đây sẽ có sự thay đổi trong kỳ thi THPT. Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lịch sử có thể là môn bắt buộc là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lịch sử có thể là môn bắt buộc
Vào ngày 18/2 tại buổi làm việc với cán bộ, giáo viên Trường Nguyễn Siêu (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã đưa ra thông tin dự kiến này.
Thêm vào đó, giáo viên và học sinh cũng mong muốn có được định hướng về kỳ thi "đầu ra" của học sinh lớp 9 và 12 sớm để cô trò có được phương thức giảng dạy đúng đắn nhất.
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu cùng học sinh cũng rất mong muốn biết được kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025 ra sao. Qua đó, bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT sớm có văn bản chỉ đạo về kỳ thi cuối cấp đối với các học sinh để nhà trường có định hướng đúng trong dạy học.
>>>> Click ngay: Bộ GD&ĐT đang dần xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, các thầy cô và các học sinh hoàn toàn yên tâm là Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT phù hợp với thực tế dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ.
Theo ông Độ, hiện học sinh lớp 10 học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có 6 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử. Căn cứ vào đó, dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có 4 môn thi bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ.
Giữa tháng 7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới. Không còn là môn lựa chọn, Lịch sử trở thành môn bắt buộc với 52 tiết mỗi năm ở lớp 10, 11, 12.
Bộ GD-ĐT cân nhắc đưa vào kỳ thi tốt nghiệp sao cho phù hợp, đảm bảo việc xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học đối với những môn học tự chọn. Tuy nhiên, hiện tại đây chưa phải phương án chính thức mới chỉ là dự kiến. “Bộ GD-ĐT đang cùng các chuyên gia xây dựng, xin ý kiến góp ý và khi ra được phương án thì sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt", ông Độ nói.
Trước đó, trả lời cử tri tỉnh Tuyên Quang, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết đã xây dựng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023, 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2022.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tổ chức tham khảo ý kiến rộng rãi các chuyên gia, các nhà quản lý, thầy cô giáo, các nhà trường và toàn xã hội để tiếp tục hoàn thiện Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Sau khi phương án được ban hành, Bộ GD-ĐT sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chế thi tốt nghiệp THPT theo hướng đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hệ thống quy định pháp luật hiện hành; đồng thời triển khai công tác chuẩn bị về mọi mặt ngay từ năm 2023.
Điều chỉnh mức học phí phù hợp với sinh viên đến năm 2025
Trong cuộc họp để chuẩn bị cho kỳ thi THPT, cử tri Thanh Hóa kiến nghị về việc nhiều trường Đại học, nhất là các ngành kỹ thuật, khối ngành y, dược tăng học phí rất cao. Việc tăng học phí này có tác động không nhỏ tới nhu cầu của gia đình và nguyện vọng của thí sinh. Hiện nay, có rất nhiều gia đình có mức thu nhập bình quân, việc trang trải chi phí học phí lớn là điều đáng lo ngại.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm điều chỉnh lộ trình thu học phí theo hướng tăng dần theo mức trần và quy định cụ thể về mặt thời gian để hoàn thành việc tăng học phí.
>>>> Cập nhật: Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có gì đổi mới?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Chính phủ đã ban hành nghị định số 81/2021, quy định mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập năm học 2021 - 2022 giữ ổn định, so với 2020 – 2021 thì mức học phí này không tăng. Điều này nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Từ năm học 2022 - 2023, mức trần học phí điều chỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và các chỉ số lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm. Đến năm 2025, dự kiến tính đủ chi phí đào tạo.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị quyết số 165 ngày 20-12-2022 về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023. Theo đó, giữ ổn định mức học phí năm học 2022 - 2023 của các cơ sở giáo dục công lập bằng mức học phí năm học 2021 - 2022 để góp phần kiểm soát lạm phát. Từ đó, sẽ giúp nhiều gia đình có mức thu nhập bình quân giảm được gánh lo về học phí, ổn định đời sống, hỗ trợ học sinh có thể theo học được những ngành nghề mà mình yêu thích.
Bên cạnh đó, trong kỳ thi năm 2023 này, thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, đây là điểm lưu ý, trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay. Thời điểm này, các em cần cập nhật thông tin về đề án tuyển sinh của các trường để lựa chọn, lựa chọn các phương thức tuyển sinh phù hợp với bản thân.
Thí sinh vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường có tổ chức xét tuyển sớm (bằng phương thức xét học bạ, xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế...) như năm ngoái. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần phải đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp THPT, phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo...
Trên đây là thông tin về Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lịch sử có thể là môn bắt buộc mà trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp. Hy vọng các bạn đã nắm bắt được thông tin và chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng sắp tới.