Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có gì đổi mới?

Cập nhật: 25/02/2023 09:30
Người đăng: Nguyễn Nga | 395 lượt xem

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến góp ý. Cùng theo dõi bài viết để xem năm 2023 quy chế thi có gì đổi mới.

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Thí sinh được đăng ký dự thi trực tuyến

Trong dự thảo quy định, điểm đáng chú ý là thí sinh được đăng ký dự thi trực tuyến hoặc đăng ký dự thi trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12 (quy định hiện hành là đăng ký tại trường phổ thông nơi học lớp 12). Đối tượng đăng ký hồ sơ dự thi là người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi.

Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 thay đổi so với mọi năm

>>>> Lưu ý khi chọn phương thức xét tuyển Đại học 2023

Cụ thể, hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 2 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; bản chính hoặc bản sao học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT, hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp; các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có); file ảnh (hoặc 2 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng kí trực tiếp) kiểu căn cước công dân được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Sửa đổi, bổ sung đối tượng được cộng điểm ưu tiên

Dự thảo cũng đã sửa đổi, bổ sung một số thí sinh thuộc diện ưu tiên 0,25 và 0,5 điểm so với quy chế cũ.

Quy định cũ Quy định mới

Đối tượng được cộng 0,25 điểm

 

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135;

- Ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ;

- Ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;

(điểm a khoản 3 Điều 39 Thông tư 15/2020)

 

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có ít nhất 2/3 thời gian học cấp THPT tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương và có nơi thường trú từ 3 năm trở lên trong thời gian học cấp THPT (tính đến ngày thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135;

- Ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III;

- Ở các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

(khoản 9 Điều 1 Dự thảo)

Đối tượng được cộng 0,5 điểm

 

- Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135;

- Người ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ;

 

- Người ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương.

(điểm d khoản 2 Điều 39 Thông tư 15/2020)

- Người dân tộc thiểu số đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương và có nơi thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135.

- Ở xã 1 là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú 4 đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III.

- Ở các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

(khoản 10 Điều 1 Dự thảo)

Không cho thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi

Điểm m khoản 4 Điều 1 của Dự thảo đã quy định thí sinh chỉ được mang vào phòng thi: bút viết; bút chì; compa; tẩy; thước kẻ; thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý.

Như vậy với nội dung trên, sẽ bãi bỏ quy định cho phép thí sinh mang các loại máy ghi âm, ghi hình có chức năng ghi thông tin (nhưng không thể nghe, xem, không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị khác hỗ trợ). Trong nhiều năm qua, quy chế này đã áp dụng.

Quy định cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi được cho là đóng vai trò giám sát và tố cáo gian lận trong phòng thi. Tuy nhiên, nhiều giám đốc sở GD-ĐT cho rằng nên bãi bỏ quy định này vì thí sinh đi thi chỉ nên tập trung làm bài thi. Hơn nữa, không đơn giản chút nào để nhận biết thiết bị nào có chức năng đúng như quy chế quy định.

Thí sinh không được ra khỏi trường thi khi hết 2/3 giờ làm bài

Theo điểm k khoản 4 Điều 1 của Dự thảo được sửa đổi bổ sung như sau, trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm,thí sinh sẽ không được rời khỏi phòng thi.

Thí sinh không được ra khỏi trường thi khi hết 2/3 giờ làm bài

>>>> Xem ngay: Bộ GD&ĐT đang dần xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Đối với bài thi tự luận, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi. Tất cả đề thi, giấy nháp, thí sinh cần nộp lại toàn bộ cho cán bộ coi thi.

Nếu thí sinh ra khỏi phòng thi sớm ở môn tự luận, dự kiến sẽ vẫn phải lưu lại ở phòng chờ của khu vực thi trong thời gian còn lại của buổi thi. Đây cũng là điểm mới so với quy định trước đây tại điểm k khoản 4 Điều 14 Thông tư 15/2020:

k) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;

Trên đây là Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có gì đổi mới mà Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã tổng hợp. Hy vọng các bạn thí sinh đã nắm rõ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898