Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Bí kíp ôn tập môn Văn để đạt điểm cao trong giai đoạn nước rút

Cập nhật: 13/05/2024 14:44
Người đăng: Nguyễn Nga | 259 lượt xem

Bây giờ là giai đoạn nước rút để các em chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT 2024. Đối với môn ngữ Văn ôn tập thế nào để đạt điểm cao? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ôn tập môn Văn trong giai đoạn nước rút

Nắm chắc cấu trúc đề minh họa môn Ngữ Văn kỳ thi THPT 2024

Trong số các môn thi tốt nghiệp THPT 2024, Ngữ văn là môn thi tự luận duy nhất. Để có chiến thuật làm bài hiệu quả nhất thì việc quan trọng chính là nắm chắc cấu trúc đề thi môn Ngữ văn.

Ôn tập môn Văn trong giai đoạn nước rút để đạt điểm cao

>>>> Mách bạn: Trượt Đại học vì 4 điều sai lầm

Đề minh họa môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2024 vẫn giữ nguyên hình thức thi tự luận với thời lượng 120 phút. So với năm 2023, cấu trúc bài thi không thay đổi. Đề thi được đánh giá là có tính vừa sức, đảm bảo tính phân loại cao.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 2024 gồm hai phần: Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (10 điểm).

Trong phần làm văn sẽ gồm có một câu nghị luận xã hội (2 điểm) và một câu nghị luận văn học (5 điểm). Ma trận đề đi từ nhận biết đến vận dụng cao, với số lượng câu phân bố phù hợp.

Học sinh nên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống một số phạm vi kiến thức

Trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT, đọc hiểu là phần chiếm 3 điểm. Thí sinh nắm vững cấu trúc và phương pháp làm bài có thể lấy điểm tối đa.

Ở câu nhận biết, học sinh nên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống một số phạm vi kiến thức như: Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, hình thức lập luận, nội dung chính của đoạn văn, thể thơ...

Trong đề thi những năm qua, các câu hỏi xuất hiện trong đề thi thường liên quan đến thể thơ, phương thức biểu đạt. Để giải quyết vấn đề yêu cầu đặt ra, học sinh cần hiểu nội dung của đoạn ngữ liệu và áp dụng kiến thức cơ bản mình đã học được.

Câu thông hiểu, học sinh cần hiểu được những từ ngữ, hình ảnh, hay một nội dung nào đó được tác giả đề cập đến trong ngữ liệu. Để trả lời trọng tâm, chính xác, ngắn gọn, tránh dài dòng lan man, học sinh nên gạch chân từ khóa ở câu hỏi.

Đối với câu vận dụng thấp, đây thường là dạng để kiểm tra khả năng đọc hiểu một nội dung, khía cạnh trong ngữ liệu. Thí sinh có thể diễn đạt từ 3 đến 5 câu sao cho đầy đủ ý, không nên trả lời quá dài dòng, lan man gây mất điểm.

Cuối cùng, câu vận dụng thấp thường là câu hỏi mở, thí sinh có thể được tự do trả lời. Câu hỏi có thể yêu cầu rút ra một thông điệp có ý nghĩa với bản thân; nhận xét tình cảm của tác giả được thể hiện qua ngữ liệu hay bản thân có đồng tình với một nhận định nào đó hay không. Đối với dạng câu hỏi này bạn cần biết lập luận và đưa ra chính kiến của bản thân sao cho thật thiết thực.

Phần đọc hiểu chiếm 30% điểm toàn bài thi. Vì vậy, các em cần trả lời gọn gàng, chính xác, tập trung cao độ. Thời gian làm phẩn này chỉ khoảng 20-25 phút, không để mất quá nhiều thời gian. Khi làm những phần này, cách trình bày khoa học, sáng tạo và cá tính sẽ là điểm cộng.

Các ý "chốt" sẽ là một điểm nhấn làm bài viết chặt chẽ hơn

Có hai yêu cầu trong phần làm văn. Với đoạn văn nghị luận xã hội, dung lượng khoảng 200 chữ, thường có kiến thức và phạm vi đề thi xoay quanh ba chủ đề: Nghị luận về các vấn đề thuộc về tư tưởng, đạo lí; nghị luận vấn đề thuộc hiện tượng đời sống và nghị luận vấn đề xã hội được đặt ra trong văn bản văn học (nghị luận tổng hợp).

Mục đích của đề bài là giúp thí sinh bày tỏ được quan điểm của bản thân, thể hiện được sự hiểu biết, trải nghiệm của bản thân về vấn đề; biết nhìn nhận cuộc sống thông qua nhiều góc độ, phương diện. Từ đó, thí sinh có thể sử dụng thao tác lập luận phù hợp để đưa ra quan điểm của các nhân cũng như giải pháp.

Trong bài thi, câu Nghị luận văn học thường là câu chiếm điểm số cao nhất là 5 điểm. Đây là dạng bài viết nghị luận về các tác phẩm văn xuôi và thơ. Các thí sinh cần hệ thống các tác phẩm văn học theo chủ đề. Có thể hệ thống như sau:

  • Với chủ đề thơ ca kháng chiến chống Pháp gồm có các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu);
  • Thơ ca thời chống Mỹ cứu nước: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh);
  • Chủ đề văn xuôi có truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu);
  • Các tác phẩm ký gồm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân);
  • Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Trong đó, trong quá trình ôn tập một số kiến thức học sinh cần nắm chắc như: Tác giả, hoàn ra đời tác phẩm, chủ đề, phong cách nghệ thuật của tác giả, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vai trò vị trí của tác giả đối với nền văn học Việt Nam.

Ngoài ra, học sinh cần nắm vững giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện với các tác phẩm truyện. Phần kết luận, các thí sinh thường chủ quan bỏ qua nhiều nhất. Tuy nhiên, các ý "chốt" sẽ là một điểm nhấn giúp cho bài viết của bạn trở chặt chẽ và được đúc kết.

Luyện đề, chữa kỹ đề, học từ những lỗi sai là một cách học hiệu quả

Ôn tập môn Văn trong giai đoạn nước rút để đạt điểm cao

>>>> Xem ngay: Các môn thi tốt nghiệp THPT 2024

Để nâng cao kỹ năng và tốc độ làm bài, thí sinh cần tích cực ôn tập, rèn luyện với đề. Các em sẽ rất tự tin, xử lý tốt mọi tình huống khi có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Cách học hiệu quả nhấ chính là luyện đề, chữa kỹ đề, học từ. Tuy nhiên, các em cũng không nên chạy theo số lượng đề, các em nên quan tâm mình rút được kinh nghiệm gì để đề sau tốt hơn đề trước.

Chiến thuật ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả

Trong 2 tháng cuối ôn luyện này, các em cần cần tập trung ôn luyện những dạng bài có trong chương trình, bám sát chương trình. Các em không nên mất thời gian ôn tập những nội dung, dạng bài đã được công bố giảm tải mà trước đó Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Để ôn tập, các em cần có cho mình khung thời gian hợp lý. Thời gian bây giờ là nước rút nên các em cũng cần kết hợp giữa ôn thi và nghỉ ngơi để không bị quá sức của mình.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898