Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Môn tích hợp cần được tháo gỡ như thế nào để tránh khó khăn?

Cập nhật: 07/11/2023 16:14
Người đăng: Nguyễn Nga | 292 lượt xem

Môn tích hợp đang là một trong những vấn đề nan giải trong giáo dục. Môn tích hợp cần được tháo gỡ như thế nào để tránh khó khăn? Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản hướng dẫn chi tiết.

Môn tích hợp cần được tháo gỡ như thế nào để tránh khó khăn?

Ngày 21/10 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản tháo gỡ trong việc dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý để tránh khó khăn.

Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái đất và bầu trời, tương ứng với nội dung của các môn Lý, Hoá, Sinh trước đây là bốn mạch xuyên xuốt của môn Khoa học tự nhiên .

Thay vì chỉ cần một người đảm nhiệm thì theo Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai theo kiểu giáo viên môn nào dạy môn đó đối với các môn tích hợp. Nội dung, theo mạch chương trình cần được các trường phân công giáo viên giảng dạy có chuyên môn phù hợp. Để kiểm tra, đánh giá và thống nhất điểm số của học sinh, thầy cô chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với các giáo viên khác.

Giáo viên có chuyên môn phù hợp dạy theo mạch nội dung

>>>> Xem ngay: Có công bằng nữa không khi năm 2024 vẫn xét tuyển Đại học bằng học bạ?

Cần để giáo viên có chuyên môn phù hợp dạy theo mạch nội dung. Đây là điều Bộ Nhấn mạnh. Bộ yêu cầu phải thực hiện từng bước cụ thể nếu như giáo viên dạy từ hai mạch nội dung trở lên hoặc toàn bộ môn.

Đảm bảo nội dung dạy trước là cơ sở cho nội dung dạy sau. Việc này phụ thuộc vào việc sắp xếp thời khóa biểu cần theo đúng thứ tự mạch. Chúng ta không thể dạy đồng thời các chủ đề trong từng học kỳ như gợi ý ở công văn cũ. Ví dụ nội dung "Đòn bẩy và mô men lực" cần dạy trước bài "Hệ vận động ở người" trong chương trình lớp 7.

Sách tích hợp theo chương trình 2018 đối với môn Lịch sử và Địa lý  cũng được in phần Sử và phần Địa riêng biệt, thứ tự trước sau trên một cuốn.

Đối với 2 môn này thì Bộ Bộ hướng dẫn các trường có thể dạy song song, đồng thời hai phần kiến thức ở hai phân môn trong cùng một khoảng thời gian. Các trường không nhất thiết phải dạy hết Sử mới dạy đến Địa hoặc ngược lại.

Từng phân môn Sử, Địa cần phải được kiểm tra, đánh giá tương ứng với nội dung và thời lượng dạy. Điểm của lớp sẽ được tổng hợp bởi giáo viên chủ trì phụ trách môn Lịch sử và Địa lý.  So với hướng dẫn trước đây của Bộ thì hướng dẫn này không thay đổi.

Hướng dẫn này của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng đến mục đích là dạy môn tích hợp nhưng theo kiểu giáo viên môn nào dạy riêng môn đó. Các giáo viên Hóa, Lý, Sinh giảng dạy thuộc môn Khoa học tự nhiên. Các giáo viên từng bộ môn sẽ đảm nhiệm. Môn Lịch sử và Địa lý cũng tương tự. Các giáo viên cũng sẽ tự thỏa thuận, phân chia trong việc ra đề kiểm tra, chấm điểm cho học sinh

Hiện nay có trường thì để giáo viên dạy lần lượt từng môn, chẳng hạn dạy hết môn Lý rồi đến môn Hóa, sau đến môn Sinh. Trường khác thì lại dạy theo mạch chương trình. Ở đây vấn đề này còn nhiều vướng mắc. 

Nhiều giáo viên còn đang gặp khó khăn trong việc dạy môn tích hợp. Giáo viên chỉ được yêu cầu bồi dưỡng 6 tháng để về dạy tích hợp Lý, Hóa, Sinh và Sử, Địa. Ví dụ, giáo viên Sử được thêm Địa; giáo viên Sinh học và dạy cả nội dung ở Lý, Hoá. Trong khi đó lượng kiến thức thì nhiều, thời gian bồi dưỡng thì quá ngắn, giáo viên không thể tiếp nhận được hết thông tin.

Nhiều giáo viên còn đang gặp khó khăn trong việc dạy môn tích hợp

>>>> Mách bạn: Phương án tuyển sinh năm 2024 nhiều trường Đại học bắt đầu công bố

Bên cạnh đó nhà trường cũng không thể nào có thể tự tin giao phó cho giáo viên đứng lớp dạy môn tích hợp trong khi chỉ được đào tạo trong thời gian ngắn. Thực tế lại giống như môn ghép từ các môn học cũ trong khi mục tiêu của môn tích hợp là giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, kết hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Học sinh tiết kiệm thời gian trải nghiệm.

Giữa tháng 8 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi gặp gỡ giáo viên cả nước cũng thừa nhận dạy tích hợp là một trong những điểm nghẽn và khó khăn nhất. Khi triển khai chương trình mới, đây là điều băn khoăn và sẽ có hướng điều chỉnh phù hợp.

Trong một cuộc khảo sát trước đã có hơn 3.900 trong số gần 4.400 ý kiến tán thành đề xuất tách các môn này về thành đơn môn như cũ.

Bên cạnh đó thì PGS.TS Chu Cẩm Thơ, trưởng Ban nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam lại cho rằng dạy tích hợp là chủ trương đúng, giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực như mục tiêu của chương trình mới. Nếu đưa về chương trình tách môn như cũ thì thật là đáng tiếc. Nếu đi theo đúng chủ trương thì vẫn sẽ làm được rất tốt, nơi nào khó khăn thì có thể cần được hỗ trợ.

Môn tích hợp đang dần được Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng và tháo gỡ giúp cho chương trình giáo dục mới đi đúng mục tiêu mang lại kết quả tốt nhất cho giáo dục.

Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898