Xét tuyển Đại học bằng học bạ lâu nay vẫn được nhiều trường áp dụng. Thế nhưng bên cạnh đó có rất nhiều ưu và nhược điểm. Vậy có công bằng nữa không khi năm 2024 vẫn xét tuyển Đại học bằng học bạ?
Có công bằng nữa không khi năm 2024 vẫn xét tuyển Đại học bằng học bạ?
Băn khoăn phương án xét tuyển đại học bằng học bạ
Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ THPT nhiều năm qua ở các trường Đại học trên cả nước đều áp dụng. Đánh giá trên phương án này thấy được ưu điểm là nhìn vào được sự phấn đấu của học sinh đó trong cả năm học. Bên cạnh đó, nhược điểm là sẽ vẫn có tình trạng “chạy điểm” diễn ra nhằm mục đích "làm đẹp" học bạ ở các trường THPT.
Nguyễn Quốc Chính (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ thực chất đây cũng là một bài toán khá khó. Ở phương thức nào cũng sẽ có những sai lệch nào đó nhất định. Đặc biệt là công cụ đánh giá cả một quá trình là đánh giá học bạ 3 năm học. Có những trường hợp xảy ra như giáo viên cho điểm cao, điểm thấp dựa vào điều kiện phát triển của học sinh mình.
>>>> Xem ngay: Sổ điểm, học bạ điện tử giúp điểm số được minh bạch
Thế nhưng, ông cũng cho hay tất cả đều rất tin tưởng vào giáo dục phổ thông, tin vào những đánh giá thực tế được thể hiện trên học bạ. Thật khó có thể đánh giá được mối tương quan giữa điểm thi THPT và điểm học bạ. Tiếp tới đây, để đánh giá được điều này thì sẽ có phương án cụ thể đối với đối tượng học sinh xét tuyển bằng học bạ, đối tượng học sinh xét bằng điểm tốt nghiệp THPT.
Theo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội - TS. Nguyễn Tùng Lâm lại cho rằng chính nhờ việc xét tuyển học bạ lại là điều giúp các em yên tâm hơn trong các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH. Không phải học lực của em nào cũng tốt, các em có thể mạnh môn này nhưng lại yếu môn kia. Vì thế, nhờ vào việc xét tuyển học bạ các em vẫn rất tự tin để tham gia xét tuyển và chắc suất đỗ Đại học.
Nhưng cũng chính vì điều này khiến ông cũng đặt ra một vấn đề lo ngại là vì việc cho điểm ở học bạ dễ dàng quá khiến các em có tâm lý là chủ quan. Các em không cố gắng hết mình trong quá trình học tập, tâm lý sẽ có người giúp đỡ mình bằng việc cho điểm cao hơn chút so với thực lực của mình, tạo cảm giác trông chờ, thiếu chủ động. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, xét tuyển bằng điểm học bạ là phương thức có độ tin cậy thấp nhất và thiếu tính công bằng nhất.
Cần có sự minh bạch về số liệu
Theo TS. Nguyễn Quốc Chính đề xuất, để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh thì cần một công cụ đánh giá chuẩn của toàn quốc. Đó chính là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chúng ta sẽ đối chiếu và làm kết quả phân tích giữa kết quả học bạ của từng trường phổ thông, của từng địa phương và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Các số liệu này sau khi đối chiếu cần được công khai, công khai so sánh phổ điểm từ đó xã hội sẽ tự giám sát, từ đó Bộ GD&ĐT sẽ nắm được tình hình và có điều chỉnh nhất định.
Số liệu công khai ấy sẽ minh chứng cho việc có tình trạng “xấu” trong học bạ hay không. Từ đó, nếu có xảy ra tình trạng cố tình nâng điểm cao trong học bạ thì sẽ dùng biện pháp giám sát bằng số liệu, bằng dữ kiện, bằng công khai, bằng minh bạch hóa.
>>>> Mách bạn: Thi tốt nghiệp THPT 2025 với chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào là phù hợp?
Cũng có khá nhiều trường muốn có được thành tích thi đua tốt, nắm bắt được tâm lý chung của nhiều học sinh muốn xét tuyển bằng học bạ. Vì vậy, không muốn các em thiệt thòi nên nhiều giáo viên cũng nới lỏng tay một chút khi chấm điểm cho các em trong quá trình học tập.
Việc cho điểm và đánh giá hoàn toàn nằm trong quyết định của thầy cô giáo viên và nhà trường. Nhà trường sẽ có thành tích tốt hơn khi tỉ lệ % các em đỗ vào ĐH bằng phương thức xét học bạ. Nhà trường sẽ được đánh giá cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì tâm lý này mà xu hướng xin điểm, tạo ra học bạ đẹp ngày càng phổ biến trong nhà trường.
"Đã đến lúc cần nghiêm túc xem xét lại việc xét tuyển học bạ tràn lan như hiện nay. Theo tôi, cần loại bỏ tiêu chí xét tuyển học bạ ra khỏi việc xét tuyển đại học" - TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Nhiều trường công bố phương án tuyển sinh 2024
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) chia sẻ nhà trường sẽ giữ ổn định chỉ tiêu, năm 2024 sẽ áp dụng phương án tuyển sinh giống với năm 2023.
So với năm ngoái năm 7%, năm nay trường dành khoảng khoảng 18% chỉ tiêu này đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Tăng tương ứng xét tuyển kết hợp lên 80%, tuyển thẳng 2%.
“Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng triển khai nghiên cứu, đơn giản hóa phương thức xét tuyển kết hợp mà không ảnh hưởng đến quyền lợi thí sinh”, PGS.TS Bùi Đức Triệu chia sẻ.
Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) dự kiến năm 2024 đưa vào tuyển sinh và tổ chức đào tạo 8 chương trình theo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế.
Dù xét tuyển bằng phương thức nào đi chăng nữa thi điều mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng đến là chất lượng thực của thí sinh. Thí sinh cần có được kiến thức thực tế thì mới có thể áp dụng được vào nghề nghiệp sau này.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp