Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Thi tốt nghiệp THPT 2025 với chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào là phù hợp?

Cập nhật: 31/10/2023 11:00
Người đăng: Nguyễn Nga | 383 lượt xem

Học sinh đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2025. Vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 thế nào là phù hợp với chương trình học mới này?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 với chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào là phù hợp?

Đề xuất 3 phương án thi

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ GD&ĐT theo dự thảo phương án thì có 2 phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Phương án 1: 4+2. Thísinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ) phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. Thí sinh học theo chương trình THPT thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 2: lựa chọn 3+2. Thí sinh phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn (Ngữ văn, Toán) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 áp dụng với thí sinh học chương trình GDTX (nhóm thí sinh này không phải học bắt buộc môn Ngoại ngữ). Thí sinh học THPT phải thi 5 môn, gồm thi bắt buộc 3 môn (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).

Ngoài ra khi tham khảo thêm ý kiến thì thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang đã đề xuất thêm về phương án thi. Theo đó, các tỉnh lựa chọn chọn 2+2: thí sinh học chương trình trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông thi bắt buộc 02 môn (Toán, Ngữ văn) và 02 môn tự chọn (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Kỳ thi THPT 2025 có 3 phương án thi

>>>> Xem ngay: Học sinh thực sự quá tải nếu thi 6 môn vào kỳ thi THPT 2025?

Với phương án 3 này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh cũng như cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, thay vì 6 môn như hiện nay). Sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh không bị mất đi mà còn giúp các em định hướng tốt hơn trong nghề nghiệp. Thế nhưng, phương án này lại làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử, Ngoại ngữ. Trên thực tế thi trong chương trình học THPT thì đây lại là 2 môn học bắt buộc và quan trọng.

Phần đa học sinh cho rằng, hiện nay các trường Cao đẳng, Đại học có rất nhiều phương thức tuyển sinh riêng. Vì thế, các em mong muốn chỉ thi 4 môn trong kỳ thi tốt nghiệp (với hai môn bắt buộc và hai môn tự chọn) để các em dành thời gian học tập tốt hơn và định hướng vào các trường Đại học mà các em mong muốn.

Theo 3 phương án lựa chọn 4+2, 3+3 và 2+2 trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang lấy ý kiến đóng góp chung. Khảo sát về các phương án thi trên phạm vi cả nước với 130.000 cán bộ, giáo viên tham gia. Phương án 1 có 26,41% lựa chọn. Phương án 2 có 26,41% lựa chọn.

Thi bao nhiêu môn là đủ?

Với 3 phương án trên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến  ở một số địa phương tham gia khảo sát (TP Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang) thì có tới gần 60% lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT 2+2. Cụ thể, có 17.981 cán bộ, giáo viên thì trong đó lựa chọn phương án 4+2 là 40%. Lựa chọn phương án 2+2 là 59,8%. 0,2% chọn ý kiến khác.

Nắm bắt được những thông tin trên, hiện nay Bộ GD&ĐT cho rằng đã thống nhất được các điểm như: mục đích của kỳ thi, hình thức môn thi, số lượng môn thi tự chọn, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và Trung ương lộ trình triển khai,...

Vấn đề được quan tâm lớn nhất hiện nay đó chính là số lượng môn thi trong kỳ thi THPT 2025. Rất nhiều ý kiến đến từ địa phương cho rằng tăng số lượng môn thi bắt buộc sẽ làm tăng áp lực thi cử, dễ gây nên việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn so với khoa học tự nhiên. Qua đây, thí sinh sẽ bị mất phương hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp của chính bản thân mình. Giáo viên cũng sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình công tác giảng dạy như môn thừa, môn thiếu. Về mục đích kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và Trung ương, lộ trình triển khai thì được sự đồng thuận từ cao các địa phương, chuyên gia.

Nhiều chuyên gia cho rằng giảm áp lực thi cử với phương án 2+2

>>>> Mách bạn: Sổ điểm, học bạ điện tử giúp điểm số được minh bạch

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng Tiếng Anh đang là một trong những môn học có sự chênh lệch rõ nét. Sau mỗi kỳ thi, việc chênh lệch điểm số được thể hiện rõ ở học sinh vùng đô thị và học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Vì thế, để tạo sự công bằng cho các thí sinh thì phương án 2+2 theo ông là hợp lý. Còn về lâu dài, nên tổ chức theo phương án 3+2 khi kết quả học ngoại ngữ của học sinh có sự đồng đều giữa các vùng miền thì kỳ thi.

TS Lê Viết Khuyến nói thêm, Bộ GD&ĐT nên bám theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục mới nhằm giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục Đại học. Thế nên, lựa chọn bao nhiêu môn thi để phù hợp thì cần đi theo đúng hướng.

Ngoài ra, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Giáo dục Việt Nam bày tỏ về số lượng môn thi mong muốn sao cho phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực, giảm chi phí và tạo sự đồng thuận xã hội. Tâm lý thí sinh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và tăng thêm áp lực nếu như tăng thêm một số môn thi bắt buộc.

Với phương án ba 2+2 theo ông TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, các em sẽ có nhiều thời gian để định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp của mình. Điều này cho thấy giảm giảm số môn thi bắt buộc, thay vào đó là đổi mới cách thức tổ chức thi là điều thực sự cần thiết.

Hiện nay xung quanh phương án thi và số lượng môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để phù hợp với chương trình giáo dục mới vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe và đưa ra phương án phù hợp nhất.

Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898