Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 đang sắp tới rất gần. Rất nhiều các em thí sinh cảm thấy áp lực trong thời gian này. Đừng quá lo lắng bởi dưới đây sẽ có những bí kíp giúp các em giảm được áp lực hiệu quả.
Giảm áp lực thi tốt nghiệp THPT 2024 với những bí kíp đơn giản
Học cách "hack" thời gian
Một ngày chúng ta chỉ có 24 tiếng. Bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giải trí hơn nếu biết cách phân bổ và sử dụng thời gian hiệu quả.
Việc sắp xếp thời gian để ôn tập đều các môn là một việc vô cùng cần thiết bởi chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi là kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ diễn ra.
>>>> Mách bạn: Đạt điểm cao môn Sử cùng chiến lược “5W, 2 How”
Từng môn học, hoạt động hàng ngày của mình, các bạn hãy tự lập thời gian biểu theo tuần. Như vậy, các bạn sẽ có một lộ trình để ôn thi chủ động, không bị quên những việc quan trọng phải làm trong ngày, trong tuần.
Ghi nhớ hệ thống
Nếu bạn đang loay hoay vì rất khó nhớ cả một bảng hệ thống tuần hoàn, những công thức dài ngoằn hay nhớ tất cả sự kiện lịch sử trong sách, bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Ghi thành dàn bài:
Trước tiên, bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 2 – 3 lần, đến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài thì hãy dừng lại. Sau đó, bạn tóm tắt bài đã đọc thành một dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1 là, 2 là, 3 là,… trong các mục này lại có các ý nhỏ.
- Nhẩm đầu óc:
+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách nhẩm đầu óc, nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẫm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ.
+ Lần thứ hai bạn nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này những phần đã quên bạn cần ưu tiên. Bạn mở sách ra xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Để nhuần nhuyễn, bạn tìm ý những chỗ quên, bỏ xót để học lại.
+ Lần thứ ba bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong đầu câu hỏi ấy. Nếu chỗ nào còn vướng mắc lật lại dàn bài ra xem.
- Ghi ra giấy:
Những công thức, những định lý, định đề là cần được ghi ra giấy nhất. Khi ghi bạn phải tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra sẽ nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.
Giấc ngủ là vàng
Thời điểm này là nước rút nhưng không có nghĩa là bạn lao mình vào để học ngày học đêm và bỏ ăn và thức khuya để ôn thi cho kịp. Cách làm này không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho các học sinh càng cảm thấy căng thẳng và áp lực hơn.
Cơ thể của chúng ta được tái tạo là nhờ giấc ngủ. Khi ngủ chính là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo năng lượng. Thời gian ngủ sẽ giuso cho cơ thể sửa chữa các mô tổn thương và tăng cường tiết ra hormone giúp cải thiện sức đề kháng, chống viêm, nhiễm trùng nếu ngủ đủ giấc.
Đây là bí kíp vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể làm được nhưng lại mang tới một tác dụng giảm áp lực vô cùng to lớn. Bạn sẽ có khả năng ra quyết định tốt nhất khi phải cân nhắc giữa nhiều chọn lựa thay thế khi não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Quan tâm đến rèn luyện sức khỏe và chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc giấc ngủ là quan trọng thì để bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể giúp khỏe mạnh hơn thì học sinh còn cần phải quan tâm đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Có chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cho sức khỏe của bạn trong thời gian ôn thi được đảm bảo bởi giảm thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, căng thẳng dễ dẫn đến stress, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Cơ thể tràn đầy năng lượng phục vụ cho việc học tập và ôn thi khi cơ được nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thiếu đi dinh dưỡng bạn sẽ luôn cảm thấy uể oải và mệt mỏi.
>>>> Xem ngay: Trúng tuyển nhiều Đại học với 6 điểm học bạ mỗi môn
Học sinh cũng nên đan xen kế hoạch thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe khi lập kế hoạch ôn thi.
Ngoài việc ăn uống thì rèn luyện thể thao cũng là một điều nên làm. Các bạn có thể lựa chọn những hoạt động thể thao như chạy bộ, cầu lông, bóng rổ… dựa vào sở thích và thể chất đều giúp não bộ linh hoạt và nhạy bén hơn.
Hệ tim mạch, tiêu hoá và miễn dịch đều được lưu thông nhờ việc tập luyện thể dục, thể thao. Các bạn sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng, phấn chấn để bắt đầu mùa ôn thi bận rộn.
Tâm lý vững vàng là "mấu chốt" vượt qua áp lực thi cử
Trong những ngày thi cử quan trọng thì lo lắng hay căng thẳng là tâm lý chung của sĩ tử. Các thí sinh dù đã có những chuẩn bị kiến thức đầy đủ nhưng vẫn gặp phải cảm giác quá căng thẳng vào những ngày nước rút này. Bạn hãy thử ngay những điều nhỏ dưới đây:
Hãy tránh việc nhồi nhét kiến thức vào phút cuối. Làm những việc làm bạn cảm thấy thoải mái, có thể là xem những nội dung giải trí, hoạt động thể thao,... Lúc này, não của bạn sẽ được thư giãn, không căng thẳng dẫn đến bị tâm lý vào phòng thi.
Đặc biệt, hãy tự rèn luyện tâm lý phòng thi thật vững, tránh bị ảnh hưởng bởi những ngoại cảnh không quá quan trọng. Các em có thể tự thiết lập trường hợp mình đang ở phòng thi bằng cách vào phòng yên tính, tự bấm đồng hồ và làm bài thật nghiêm túc trong đúng thời gian thi của môn bạn muốn làm.
Thời gian học
5h - 6h, 7h30 - 10h30, 14h - 16h30, 20h - 22h là khoảng thời gian mà bộ não chúng ta làm việc tốt nhất. Những lúc này, bộ não của chúng ta “hưng phấn” và dễ tiếp thu kiến thức nhất. Vi thế, bạn hãy dành thời gian học tập vào khoảng thời gian này. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì hãy học liên tục khoảng 45 - 50 phút chúng ta nên dành khoảng 5 phút để não nghỉ ngơi, thư giãn rồi hãy tiếp tục.
Bạn đã có thời gian rất nhiều trước đó để ôn luyện. Vì thế, càng sát những ngày thi cử hãy tạo cho mình một tâm lý thật thoải mái chắc chắn chúng ta sẽ có kết quả tốt nhất.