Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Đạt điểm cao môn Sử cùng chiến lược “5W, 2 How”

Cập nhật: 15/05/2024 14:44
Người đăng: Nguyễn Nga | 251 lượt xem

Môn Sử có tính đặc thù riêng cần tới học sinh phải ghi nhớ, xâu chuỗi các sự kiện một cách logic. Chiến lược “5W, 2 How” sẽ giúp bạn đạt điểm cao với môn thi này.

Những thuận lợi với các sĩ tử thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hưởng - Trưởng Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Cố vấn Ban Giám hiệu, giáo viên thỉnh giảng của Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) cho biết môn thi này năm nay sẽ có những thuận lợi nhất định:

Thứ nhất, học sinh có thể chủ động ôn luyện từ trước do nội dung kiến thức môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 không có sự thay đổi về nội dung kiến thức.

Thứ hai, chương trình 2006 chỉ có một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nên kiến thức có sự thống nhất. Dựa vào sách giáo khoa, học sinh có thể tự đọc, tự tìm hiểu từ trước.

Đạt điểm cao môn Sử cùng chiến lược “5W, 2 How”

>>>> Xem ngay: Trúng tuyển nhiều Đại học với 6 điểm học bạ mỗi môn

Thứ ba, giữa các năm gần đây về định dạng, cấu trúc trong đề thi không có sự thay đổi. Đối với đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử chỉ có một cấu trúc và một định dạng duy nhất là trắc nghiệm khách quan. Học sinh đã được làm quen và ôn luyện từ sớm nên đây có thể coi là thuận lợi.

Thứ tư, trên các diễn đàn mạng xã hội, website,.. có đầy đủ hệ thống bài giảng ôn luyện thi tốt nghiệp, hệ thống câu hỏi gắn liền với chương trình giáo dục phổ thông. Trên các kệnh này, học sinh thi tốt nghiệp có thể lên xem và khai thác tối ưu.

Thứ năm, từ đầu năm trong việc ôn thi tốt nghiệp, mỗi năm học, giáo viên và học sinh các trường phổ thông đều có định hướng rõ ràng. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng công bố đề minh họa từ sớm, giáo viên và học sinh có thể chủ động theo dõi và định hướng ôn tập một cách bài bản. Kể cả học sinh chưa học lớp 12 cũng có thể tìm hiểu và ôn luyện trước.

Phương pháp ôn thi, làm bài môn Lịch sử

Về việc ôn luyện, quá trình làm bài môn Lịch sử, thầy Nguyễn Mạnh Hưởng cho rằng, các em chưa xác định được nội dung, phương pháp, cách học để tự mình làm chủ kiến thức, tự giải quyết vấn đề, nhất là với các câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao chính là khó khăn lớn nhất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các em khó đạt điểm cao với môn Sử.

Học sinh cần xác định rõ những thuận lợi, khó khăn và rào cản Ngay từ khi ôn luyện.

“Ngoài ra, học sinh cần vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật tiêu biểu đã được nhiều thầy cô ôn luyện tổng kết. Đơn cử, học sinh có thể vận dụng phương pháp, kỹ thuật “3 nhớ”, “3 phải”, “1 đừng quên”.

Trong đó, “3 nhớ” để chỉ ba điều thí sinh cần ghi nhớ.

  • Thứ nhất là nhớ vận dụng linh hoạt công thức “5W - 2H”;
  • Thứ hai là nhớ phác thảo các dạng “sơ đồ” kết hợp với “từ khóa” cốt lõi;
  • Thứ ba là nhớ vận dụng các dạng “Format” (công thức) khi ôn tập”, thầy Hưởng chia sẻ.

Cụ thể, công thức “5W - 2H” có nghĩa là When - Where - Who - What - Why và 2 How như sau:

  • When là xác định sự kiện lịch sử đã xảy ra khi nào, vào thời điểm, hoàn cảnh nào?
  • Where là phải xác định, ghi nhớ được sự kiện lịch sử gắn với không gian nào, xảy ra ở đâu?
  • Who là sự kiện lịch sử gắn liền với nhân vật, tổ chức, lực lượng, giai cấp, tầng lớp nào?
  • What là xác định sự kiện lịch sử chứa đựng những nội dung gì nổi bật?

Đạt điểm cao môn Sử cùng chiến lược “5W, 2 How”

>>>> Mách bạn: Bí kíp ôn tập môn Văn để đạt điểm cao trong giai đoạn nước rút

2 How là những dạng câu hỏi thường xuất hiện trong đề và cách trả lời cho từng câu hỏi.

Học sinh chỉ đang học thuộc lòng, “thuộc vẹt”, không khắc sâu, nhớ lâu được các sự kiện nếu học sinh không vận dụng và lý giải được “Why” trong môn Lịch sử, Thầy Hưởng nhấn mạnh.

“3 phải” để chỉ ba điều mà học sinh phải làm khi ôn tập môn Lịch sử.

  • Thứ nhất là phải phân biệt rõ nội hàm các “cụm từ” và “thuật ngữ” lịch sử cốt lõi khi ôn tập. Một số cụm từ, thuật ngữ học sinh hay hiểu sai như con đường cứu nước và đường lối cứu nước; nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ sách lược; cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng tư sản dân quyền; cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng… Mĩ hóa, phi Mĩ hóa, Mĩ hóa trở lại, leo thang… Khi làm đề, những cụm từ, thuật ngữ dễ nhầm lẫn này sẽ khiến học sinh phân vân, không chắc chắn.
  • Thứ hai, học sinh phải xác định được các sự kiện lớn của lịch sử Thế giới có tác động đến lịch sử Việt Nam trong cùng thời kỳ.
  • Thứ ba, học sinh phải làm quen và luyện thành thạo các dạng câu hỏi thường gặp trong đề.

Có 6 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.

  • Dạng 1 là lựa chọn đáp án đúng duy nhất, đây thường là câu hỏi nhận biết ở mức dễ.
  • Dạng 2 là lựa chọn đáp án đúng duy nhất, trong bốn phương án chỉ có một phương án đúng nhất, các phương án còn lại chỉ đúng một phần. Ở dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thật sự hiểu đúng, đủ vấn đề, nếu không rất dễ khoanh sai vì nó xuất hiện độ nhiễu nhất định.
  • Dạng 3 là đọc hiểu một đoạn tư liệu lịch sử rồi lựa chọn đáp án.
  • Dạng 4 là loại câu hỏi lựa chọn đáp án đúng theo cấu trúc của câu hỏi phủ định.
  • Dạng 5 là yêu cầu thí sinh lựa chọn đúng ý kiến, phương án nhận xét, đánh giá về sự kiện lịch sử.
  • Dạng 6 là yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án đúng phương án liên quan đến so sánh; điểm giống, tương đồng; khác nhau về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Đặc biệt lưu ý quan trọng cuối cùng chính là học sinh không được “bỏ quên” hay “bỏ sót” bất kỳ một câu hỏi nào trong quá trình làm bài. Bạn nên gắng tái hiện lại kiến thức đã được học, kết hợp thao tác tư duy để loại trừ những phương án “xa nhất” và chọn những phương án “gần nhất” theo cảm tính cho dù câu hỏi đó đã vượt qua phạm vi kiến thức hiểu biết của mình.

Bây giờ là giai đoạn nước rút, các em cần có phương pháp ôn luyện hiệu quả để mang lại kết quả tốt nhất.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

 

Tin Liên quan

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898