Tổ chức đoàn thể | Thư viện Media | Hợp tác quốc tế
Hotline:
0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898
| Email:[email protected]

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Đề xuất bỏ các Đại học quốc gia và các Đại học vùng

Cập nhật: 22/05/2025 10:21
Người đăng: Nguyễn Nga | 104 lượt xem

Mô hình Đại học hai cấp, điển hình như các Đại học quốc gia và Đại học vùng đang trở thành chủ đề gây nhiều tranh luận trong giới giáo dục. Một số ý kiến cho rằng cấu trúc này không chỉ tạo ra rào cản cho quá trình tự chủ Đại học mà còn thiếu tương đồng với thông lệ quốc tế, dẫn đến đề xuất xem xét bãi bỏ để hướng tới một hệ thống Đại học tinh gọn và hiệu quả hơn.

Đề xuất bỏ các Đại học quốc gia và các Đại học vùng

Đây là đề xuất của PGS.TS Bùi Xuân Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Hải Phòng, tại tọa đàm "Tham vấn chính sách xây dựng dự án luật giáo dục Đại học sửa đổi", ngày 14/5 tại Hà Dự kiến bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS, giao quyền cấp bằng THPT cho hiệu trưởng. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ dự kiến bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS, giao quyền xác nhận học sinh hoàn thành chương trình THCS cho hiệu trưởng trường THCS hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục có tổ chức dạy học cấp này.

>>>> Xem ngay: Danh sách trường xét học bạ năm 2025 tại Hà Nội

Liên quan đến việc điều chỉnh quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bãi bỏ việc cấp bằng tốt nghiệp THCS. Thay vào đó, hiệu trưởng trường THCS hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục có tổ chức dạy học cấp THCS sẽ có thẩm quyền xác nhận học sinh đã hoàn thành chương trình, thay cho cơ chế hiện hành do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp bằng.

Việc cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ được chuyển giao cho hiệu trưởng trường THPT hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục có tổ chức dạy học cấp THPT, thay vì do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm như trước. Nội dung này được đề xuất điều chỉnh tại Điều 12, Điều 34 và khoản 2, 3 của Điều 45.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề xuất sửa đổi này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ chủ trương phân cấp, phân quyền một cách triệt để, đồng thời tuân thủ nguyên tắc "đơn vị nào đào tạo, đơn vị đó cấp bằng" – một thông lệ phổ biến trên thế giới. Việc điều chỉnh cũng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp hiện nay và gắn với mục tiêu đẩy mạnh phổ cập giáo dục trong toàn quốc.

Ngoài ra, đề xuất này cũng tiệm cận với xu hướng chung của thế giới. Tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Úc hay Phần Lan, học sinh không được cấp bằng tốt nghiệp THCS mà chỉ cần xác nhận từ hiệu trưởng về kết quả học tập ở cấp học trước để được xét tiếp tục lên bậc học cao hơn hoặc tham gia phân luồng giáo dục. Việc xác nhận hoàn thành chương trình THCS hoàn toàn không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của người học. Theo đó, nội dung liên quan sẽ được điều chỉnh tại Điều 34 của Luật này và tại Luật Giáo dục nghề nghiệp nếu có quy định liên quan.

Theo hướng sửa đổi tại Điều 12, Điều 34 và khoản 2, 3 của Điều 45 Luật Giáo dục, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ được bãi bỏ. Thay vì cấp bằng, hiệu trưởng hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục có giảng dạy chương trình THCS sẽ xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chương trình học của học sinh. Đồng thời, quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ được giao cho hiệu trưởng trường THPT hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục có triển khai chương trình THPT, thay cho quy trình cấp bằng trước đây do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Do đó, việc điều chỉnh Điều 12, Điều 34 và khoản 2, 3 của Điều 45 Luật Giáo dục theo hướng loại bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là cần thiết. Thay vào đó, hiệu trưởng trường THCS hoặc người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ đảm nhận việc xác nhận học sinh đã hoàn thành chương trình học. Đồng thời, nội dung tại khoản 4 Điều 34 cũng cần được chuyển sang Luật Giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.

Những sửa đổi này không chỉ phù hợp với xu hướng quản lý giáo dục hiện đại mà còn góp phần tăng cường tính tự chủ, trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Việc tinh gọn thủ tục, phân cấp thẩm quyền rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người học và đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả trong công tác cấp bằng, chứng nhận trong hệ thống giáo dục quốc dân.Nội.

Theo ông Hải, hiện trên thế giới gần như không xuất hiện mô hình Đại học hai cấp, nghĩa là không có các "trường Đại học trong Đại học".

Thực trạng này khiến các trường thành viên khó có cơ hội bứt phá, khi cùng lúc phải gánh chịu sự chi phối từ cả Đại học chủ quản lẫn các cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến tình trạng bị kìm hãm trong cơ chế “một cổ hai tròng”.

Ông Hải cho biết, mô hình Đại học quốc gia được hình thành vào giai đoạn 1995–1996. Ban đầu, một số đơn vị gom nhiều trường thành viên và mở thêm nhiều khoa trực thuộc.

Theo thời gian, các khoa này dần được nâng cấp thành các trường thành viên độc lập, dẫn đến việc xuất hiện những trường quy mô nhỏ, chỉ có khoảng 100 giảng viên và vài nghìn sinh viên.

"Khi chúng tôi nói chuyện với một số chuyên gia nước ngoài, chúng tôi không biết nên giải thích thế nào về mô hình "trường Đại học" trong "Đại học" (university trong university) đang tồn tại hiện nay ở trong nước. Hãy thử xem ở các nước trên thế giới, nước nào có mô hình Đại học hai cấp như chúng ta không?. Điều này khiến các trường thành viên thêm một tròng mới bởi ĐH chủ quản không phải là cơ quan quản lý nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước nhưng lại quản trị các trường, như vậy là trái với nguyên tắc tự chủ Đại học", ông Hải nói.

Từ góc độ tương tự, ông Vũ Hoàng Linh – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội – nhận định rằng mô hình Đại học hai cấp hiện đang bộc lộ nhiều bất cập và cần được xem xét, đánh giá lại một cách toàn diện.

"Với những người làm chuyên môn như chúng tôi, khó nhất của mô hình Đại học không phải về quản lý, mà khi làm việc với đối tác nước ngoài, họ đến tôi giới thiệu là trường Đại học", ở trên tôi lại có một trường Đại học nữa.

Nước ngoài họ không hiểu giáo dục Đại học Việt Nam như thế nào khi có trường Đại học trong Đại học. Chúng tôi lại phải giải thích Đại học ở trên như một cái ô", ông Vũ Hoàng Linh chia sẻ.

Báo cáo đánh giá tác động của chính sách sửa đổi Luật Giáo dục Đại học cũng chỉ ra rằng, mô hình tổ chức Đại học theo cấu trúc hai cấp – với các trường thành viên – đang nảy sinh nhiều vướng mắc, đặc biệt trong bối cảnh triển khai cơ chế tự chủ. Nhiều hội đồng trường tại các cơ sở giáo dục Đại học vẫn hoạt động kém hiệu quả, chưa phát huy đầy đủ vai trò, chức năng và quyền hạn theo quy định.

Liên quan đến tổ chức và quản trị trong các cơ sở giáo dục Đại học, việc quy định các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân riêng đang tạo ra nhiều trở ngại, làm phức tạp thêm công tác điều hành và tiềm ẩn không ít rủi ro.

Ông Hải nhận định rằng, nếu đã công nhận các trường Đại học thành viên thì cần trao quyền tự chủ cho họ như những trường độc lập, thay vì duy trì một tầng quản lý cấp trên như hiện nay.

"Chúng ta phải mạnh mẽ cải cách điều này, để các trường Đại học thành viên và các trường Đại học vùng tự chủ phát triển, không thể xếp ngang hàng. Riêng vấn đề Đại học không có các trường thành viên có tư cách pháp nhân, tôi ủng hộ ý kiến này bởi dứt khoát không có một trường có pháp nhân nằm trong một đơn vị có pháp nhân khác. Không nên cho phép các trường Đại học có các trường thành viên bên trong. Theo đó, nên bỏ các Đại học quốc gia và các Đại học vùng, phát triển hợp nhất các trường Đại học nho nhỏ vào Đại học quốc gia và Đại học vùng vào cho xứng tầm. Nếu chúng ta duy trì các trường Đại học quá bé sẽ triệt tiêu tiềm lực đầu tư phát triển về đội ngũ, tài chính", ông Hải nói.

>>>> Hướng dẫn: Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025

Trả lời ý kiến của ông Hải, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, chúng ta nói về bất cập của mô hình Đại học hai cấp chứ không phải của Đại học vùng hay riêng Đại học quốc gia.

"Như ban đầu đã nói, các Đại học quốc gia được nhà nước quản lý theo sứ mạng riêng, có vị thế riêng. Ở đây, chúng ta bàn về việc quản trị bên trong chứ không phải bỏ Đại học vùng hay Đại học quốc gia, phải xem mô hình đó hiện như thế nào, nên đề xuất cải tiến ra sao để sắp xếp tối ưu hóa sao cho hiệu quả", Thứ trưởng nói.

Phản hồi ý kiến của ông Vũ Hoàng Linh, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh rằng mô hình “trường Đại học nằm trong Đại học” đã được đưa ra trao đổi nhiều lần trước đó.

Theo ông, vấn đề hiện nay là cần đánh giá xem có thực sự cần điều chỉnh mô hình này hay không; nếu cần thay đổi thì nên theo hướng nào: giữ nguyên như hiện tại, giảm vai trò cấp dưới để tăng quyền cho Đại học cấp trên, hay ngược lại – trao nhiều quyền hơn cho các trường thành viên và thu gọn quyền của Đại học chủ quản.

Hiện nay, Việt Nam có hai Đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM, cùng với các Đại học vùng như Huế, Đà Nẵng và Thái Nguyên. Theo quy hoạch hệ thống Đại học đến năm 2030, dự kiến sẽ thành lập thêm Đại học quốc gia tại Huế và Đà Nẵng, trong khi các Đại học vùng sẽ bao gồm Thái Nguyên, Cần Thơ, Vinh (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa) và Tây Nguyên (Đắk Lắk).

Từ những bất cập trong mô hình Đại học hai cấp hiện nay, việc rà soát, điều chỉnh cấu trúc tổ chức là điều cần thiết để phù hợp với xu thế tự chủ và hội nhập quốc tế. Việc tiếp tục duy trì hay thay đổi mô hình này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo phát huy hiệu quả quản trị, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục phát triển bền vững và linh hoạt hơn trong tương lai.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp.

 

Tin Liên quan
cach-chon-but-viet-va-cach-to-trac-nghiem-dung-nhat-cho-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2023 Cách chọn bút viết và cách tô trắc nghiệm đúng nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 Thí sinh khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 cần lưu ý đến việc trang bị bút viết và bút chỉ để có quá trình làm bài tốt nhất. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại bút dùng trong kỳ thi sắp tới. cap-nhat-lich-thi-chinh-thuc-ky-thi-tot-nghiep-thpt-2025 Lịch thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hướng dẫn về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, bao gồm lịch thi cụ thể cùng các mốc thời gian quan trọng như thời gian đăng ký dự thi, quá trình chấm thi và thời điểm công bố kết quả. to-hop-c00-khong-con-phu-hop-voi-yeu-cau-cua-nhieu-nganh-nghe Tổ hợp C00 không còn phù hợp với yêu cầu của nhiều ngành, nghề Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tiếp tục giữ tổ hợp truyền thống như C00 trong xét tuyển đại học là điều không còn phù hợp; thay vào đó, cần chuyển hướng sang hình thức đánh giá năng lực tổng hợp hoặc bổ sung thêm các tiêu chí khác để đáp ứng yêu cầu đặc thù của một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. dia-chi-thi-thu-tot-nghiep-thpt-2025-online-thi-sinh-can-biet Địa chỉ thi thử tốt nghiệp THPT 2025 online thí sinh cần biết Việc tìm kiếm các địa chỉ thi thử uy tín, hiệu quả rất quan trọng trước kỳ thi THPT 2025. Nhiều thí sinh lựa chọn hình thức thi thử online để đánh giá năng lực và làm quen với đề thi chuẩn. Dưới đây là địa chỉ thi thử tốt nghiệp THPT 2025 online mà thí sinh cần biết để ôn luyện hiệu quả.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, với nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực y tế.

  Cơ sở 1: Toà nhà : PTT - Đường số 3- Lô số 07, Công viên phần mềm Quang Trung, Phường: Tân Chánh Hiệp, Quận: 12, TP.HCM

  Cơ sở 2: Số 1036 Đường Tân Kỳ Tân Quý Tổ 129, Khu phố 14,  Phường: Bình Hưng Hòa, Quận: Bình Tân, TP.HCM ( Ngã 3 đèn xanh đèn đỏ giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và Quốc lộ 1A).

  Website: caodangyduochcm.vn

  Email: [email protected]

  Điện thoại: 0287.1060.222 - 096.152.9898 - 093.851.9898

  Ban tư vấn tuyển sinh: 0338293340 - 0889965366 - 0399492601

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
DMCA.com Protection Status
0961529898