Bộ Giáo dục siết chặt xét tuyển sớm với chỉ tiêu không quá 20% khiến nhiều em thí sinh cảm thấy lo lắng và áp lực. Các em cho rằng mình đã dành nhiều tâm sức nhưng có thể vẫn trượt nguyện vọng.
Bộ Giáo dục siết chặt xét tuyển sớm khiến học sinh áp lực
Xét tuyển sớm là đợt tuyển sinh trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xét tuyển trên hệ thống chung vào tháng 7-8. Các trường chủ yếu xét học bạ, điểm từ các kỳ thi riêng (đánh giá năng lực, đánh giá tư duy...), xét kết hợp nhiều tiêu chí như giải học sinh giỏi, điểm chứng chỉ quốc tế (IELTS, SAT, A-Level...). 5-6 năm qua, việc xét tuyển sớm đã được diễn ra.
>>>> Xem ngay: Bộ Giáo dục công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất siết chặt chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%. Khi biết tin, nhiều bạn học sinh đã bày tỏ sự lo lắng của mình.
Bạn Duy Nam, một học sinh trường THPT tại Hà Nam cho biết, dự định của bạn là theo ngành Quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao. Năm 2024, chỉ tiêu xét học bạ cho ba nhóm (học sinh trường chuyên, đạt giải cấp tỉnh trở lên, có chứng chỉ quốc tế) trường dành tới 70%. Bạn đã dành 2-3 năm nay để luyện thi IELTS. Số tiền bỏ ra lên tới gần 70 triệu đồng để đạt được 6.5 IELTS. Thêm nữa, gia đình còn đầu tư 5 triệu đồng để bạn học thêm khóa học về năng lực tư duy. Thế nhưng, khi siết chỉ tiêu thế này, bạn lo lắng không biết mình có nằm trong top trúng tuyển hay không.
"Với chỉ tiêu 70% em còn thấy mình chấp chới, nếu giảm còn 20%, tức là số lượng trúng tuyển chỉ bằng một phần ba, em chắc chắn không thể đỗ sớm nữa", Duy Nam nói.
Nhật Minh, lớp 12 trường THPT tại TPHCM cũng bày tỏ, bạn đã dành tâm sức của mình từ năm lớp 11 vào hai kỳ thi riêng của Đại học Quốc gia TP HCM và Đại học Sư phạm TP HCM để có được nguyện vọng vào Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Kinh tế - Luật.
Bạn cho rằng xét tuyển sớm giúp bạn có thêm cơ hội tuyển Đại học, giảm áp lực cho đợt xét chung. Hiện nay chỉ với 20% chỉ tiêu thì khả năng của bạn là rất khó. Bạn phải chuyển hướng cho kỳ thi chung. Giờ đây, Minh không biết đâu là phương thức có lợi thế để đặt nguyện vọng lên trước.
"Em thấy giống như làm khó dễ học sinh để không xét tuyển sớm", Minh nhìn nhận.
Nguyễn Lan, lớp 12 trường THPT Chu Văn An thuộc top học sinh hiếm khi đã có chứng chỉ SAT (dùng phổ biến trong xét tuyển đại học ở Mỹ, châu Âu) đạt 1.520/1.600, thuộc top 1% thế giới.
"Việc siết chỉ tiêu xét tuyển sớm giúp cho tuyển chọn đầu vào chất lượng song cũng gây áp lực hơn cho học sinh", bạn chia sẻ.
Chia sẻ của thầy cô, lãnh đạo ngành Giáo dục
Phó hiệu trưởng trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang, thầy Đinh Đức Hiền cũng đồng cảm với những băn khoăn mà thí sinh đang gặp phải. Thầy cho biết khoảng 3-5 năm gần đây, học sinh đã quen với việc nhiều trường xét tuyển sớm, đa dạng phương thức và nhiều chỉ tiêu nên năm nay bị siết chặt các em lo lắng là điều dễ hiểu.
"Tôi rất băn khoăn về con số này. Không rõ Bộ căn cứ vào đâu để áp cho tất cả ngành và trường, cả công lập và ngoài công lập", thầy Hiền cũng chia sẻ về vấn đề này.
Ý kiến của thầy cho rằng Bộ không nên cào bằng và đưa ra giới hạn mà thay vào đó là đưa ra các rào cản kỹ thuật để xét tuyển sớm trở nên hiệu quả với từng nhóm trường hoặc nhóm ngành.
>>>> Cập nhật: Bỏ cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT 2025 để tạo công bằng
Ngoài ra, các nhà giáo cho rằng không nên quy đổi tất cả phương thức về một thang điểm chung.
Giáo viên Toán một trường THPT ở Chương Mỹ, Hà Nội, thầy Phạm Đăng Thanh lấy ví dụ một học sinh giỏi có điểm HAS là 120/150, tương đương 24 điểm trên thang 30. Nếu so với các phương thức khác như xét học bạ hay điểm thi tốt nghiệp, dù đứng top nhưng học sinh này chắc chắn sẽ trượt Đại học hàng đầu.
Đồng tình, thầy Đinh Đức Hiền thấy rằng việc quy đổi là không nên, nhất là áp dụng với các kỳ thi riêng, dù điều chỉnh này chỉ mang tính kỹ thuật. Mỗi kỳ thi có cấu trúc, dạng đề, mục đích khác nhau và thang điểm cũng được hội đồng chuyên môn nghiên cứu kỹ lưỡng.
Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Nguyễn Thu Thủy lý giải về việc giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh sớm. Bà cho biết hiện nay không phải em nào cũng có khả năng học chứng chỉ, tham dự kỳ thi riêng để xét tuyển sớm. Vì thế, việc này nhằm tập trung tuyển thí sinh có năng lực và thành tích vượt trội, tạo sự công bằng.
Với việc quy đổi điểm, bà Thủy cho biết trường Đại học phải đảm bảo cơ hội để mọi thí sinh có thể đạt mức tối đa của thang chung, đồng thời không ai vượt mức tối đa này.
Rất nhiều trường Đại học đã phản bác lại vấn đề này. Học cho rằng việc quy đổi điểm đang gây khó hiểu và rối. Bộ còn yêu cầu điểm của đợt xét sớm không được thấp hơn đợt xét chung. Điểm chuẩn của đợt xét sớm gần như chắc chắn sẽ bị đẩy lên cao nếu như giới hạn chỉ tiêu.
Năm 2024, có 322 trường Đại học thì 214 trường đã tổ chức xét tuyển sớm với khoảng 30-80% chỉ tiêu. Các trường top đầu đều sử dụng xét tuyển kết hợp học bạ và nhiều yếu tố như giải cấp tỉnh, quốc gia, chứng chỉ quốc tế, phỏng vấn... rất hiệu quả. Còn lại các trường top dưới chỉ dùng học bạ.
Thầy Đinh Đức Hiền kiến nghị Bộ không áp chung mức 20% chỉ tiêu cho xét tuyển sớm mà giao chỉ tiêu khác nhau cho từng nhóm trường. Thầy cũng đề xuất nếu có áp dụng thì để sang năm 2026 mới thực hiện.
"Học kỳ I đã gần kết thúc, nếu dự thảo được thông qua thì tháng 1-2 của năm tới mới công bố được. Thời điểm này quá gấp để học sinh thay đổi kế hoạch ôn tập", thầy giáo nói.
Còn đối với các em học sinh, thầy vẫn khuyên các em không vì để tập trung ôn các phương thức khác mà lơ là cho kỳ thi tốt nghiệp. Để không quá phân tán sức lực, dẫn tới học nhiều mà không hiệu quả, học sinh chỉ thêm tham dự một, cùng lắm hai nếu có ý định xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực.
Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật