Xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bỏ cộng điểm nghề nhằm tạo sự công bằng, xét tuyển dựa trên nền tảng kiến thức văn hóa, không để học sinh trượt vì không có điểm nghề.
Bỏ cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT 2025
Theo dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 có quy định về việc cộng điểm khuyến khích xét tốt nghiệp THPT gồm 3 đối tượng:
>>>> Xem ngay: Hạn chế tiêu cực hay gây áp lực khi công bố điểm xét tuyển sớm sau 31/5?
Đối tượng 1. Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi: Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1,0 điểm;
Đối tượng 2. Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức.
a) Đối với giải cá nhân: Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia, giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia, giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng được cộng 1,0 điểm.
b) Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này.
Đối tượng 3. Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi/Kỳ thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
Như vậy, sẽ không còn cộng điểm nghề trong quy định cộng điểm khuyến khích xét tốt nghiệp THPT 2025.
Không cộng điểm nghề nhằm tạo sự công bằng
Việc bỏ cộng điểm nghề nhằm tạo sự công bằng do thực tế hiện nay rất nhiều trường nghề có cơ sở vật chất hạn hẹp. Về giáo viên giảng dạy thậm chí còn chưa có chứng chỉ nghề phù hợp với việc dạy nghề này. Vì thế, khi các em tham gia học nghề dẫn đến gây lãng phí thời gian và tiền bạc rất nhiều.
Trong khi đó, các em không có điểm nghề sẽ bị thiệt thòi khi xét tốt nghiệp THPT vì không học nghề. Rất nhiều phụ huynh không muốn con em mình ảnh hưởng tới việc học văn hóa nên không cho đi học nghề. Thế nhưng, không đi học nghề thì khi xét tốt nghiệp THPT các em lại không được cộng điểm. Vì vậy, để được cộng điểm thì dù có thế nào thì các em sẽ cố đi học nghề cho bằng được. Hầu hết 100% các em thi nghề đều đỗ và được cộng điểm. Tỷ lệ học sinh trượt thi nghề là rất thấp.
>>>> Đề xuất: Sau năm 2030 thí điểm thi tốt nghiệp THPT trên máy tính
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng bỏ quy định cộng điểm nghề trong xét tuyển tốt nghiệp THPT là điều nên làm. Trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay thì việc học nghề có thể coi là quan trọng. Thế nhưng đối với các em học sinh đang học văn hóa thì không nhất thiết phải học thêm nghề. Chương trình văn hóa các em đang học được theo tổ hợp môn định hướng nghề nghiệp và cũng tương đối nặng nên việc cộng điểm nghề này thực sự không cần thiết.
Hãy để các em tự nguyện đăng ký theo sở thích và nguyện vọng của mình thì mới có thể phát huy hết được năng lực nghề ở mỗi em. Bên cạnh đó, xét tuyển tốt nghiệp THPT không có cộng điểm nghề sẽ tạo ra sự công bằng dựa trên nền tảng kiến thức văn hóa, không để học sinh trượt chỉ vì không có điểm cộng nghề.
Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng việc học nghề mục đích chính đang là được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT, không phải đi đúng hướng mục tiêu phân phân luồng, hướng nghiệp để tiếp cận sớm với các nghề. Vì thế, bản chất của học nghề lâu nay đang không được đi đúng hướng của nó. Cho nên, ông Vinh hoàn toàn đồng ý với việc bỏ cộng điểm trong xét tốt nghiệp THPT.
Theo ông Vinh, nếu muốn tổ chức hay cộng điểm cần có chương trình theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nếu không vừa mất thời gian, vừa lãng phí. “Cần làm sớm, các nước đã bỏ từ lâu mô hình hướng nghiệp kiểu này. chúng ta nên thay việc này bằng việc có ý nghĩa hơn là hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Nếu muốn, các trường phổ thông có thể kết hợp mời giảng viên trường nghề về dạy kỹ năng hẳn hoi cho học sinh theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề, có kiểm tra đánh giá rõ ràng”, ông Vinh nói.
Chương trình giáo dục phố thông mới đã không còn phần học nghề phổ thông. Trong các môn học Hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp và Giáo dục địa phương đã có một số nội dung của chương trình nghề phổ thông được lồng ghép.
Chia sẻ của thầy Phạm Đình Kha - Hiệu trưởng Trường THPT Võ Chí Công (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng): “Đây sẽ là những môn học giúp học sinh định hướng và trải nghiệm nghề nghiệp, phục vụ công tác phân luồng sau THPT. Chương trình đã thay đổi, học sinh không học nghề phổ thông, không tham gia thi lấy chứng chỉ nghề thì bỏ cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT là phù hợp thực tiễn”.
Bỏ cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT 2025 nhận được nhiều sự đồng ý của chuyên gia giáo dục. Điều này tạo nên sự công bằng và tránh gây lãng phí về thời gian, tiền bạc.
Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật