Khi sinh viên nắm rõ được những chuyên ngành Dược cần học trong suốt khóa đào tạo các em sẽ dễ dàng lập ra được kế hoạch học tập chi tiết, nhằm đạt được kết quả cao sau khi tốt nghiệp. Để hiểu rõ hơn về những chuyên ngành của ngành Dược, dưới đây các giảng viên Khoa Cao đẳng Y Dược HCM chia sẻ những thông tin liên quan các em tân sinh viên cùng tìm hiểu.
Đặc trưng của ngành Dược hay những chuyên ngành khác trong nhóm Y Dược đều liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do đó, khi đang còn ngồi trên ghế giảng đường sinh viên không ngừng trau dồi về kiến thức và kỹ năng trong ngành nghề. Đây là cơ sở giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ tự tin hơn trong công việc và có kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng/ bệnh nhân tốt.
Ngành dược được chia thành 5 chuyên ngành chính, gồm có: Dược lâm sàng; Dược liệu và Dược học cổ truyền; Kiểm định chất lượng; Sản xuất và phát triển thuốc; Quản lý cung ứng thuốc. Nhằm giúp cho các em tân sinh viên biết rõ hơn về chuyên ngành Dược, các giảng viên trong Khoa Dược - Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã liệt kê ra những kiến thức liên quan như sau:
1. Chuyên ngành Dược lâm sàng
Đối với chuyên ngành này đòi hỏi sinh viên cần phải có nền tảng cơ bản về môn Sinh - Hóa học. Vì đây là 2 khối kiến thức rất quan trọng của chuyên ngành Dược lâm sàng là Hóa dược học và Dược lý học.
- Dược lý học: sẽ trang bị cho sinh viên về tất cả những kiến thức cơ sở về Dược lực của phần từ thuốc, tính chất của Dược động. Vì vậy, có thể sử dụng trị liệu lâm sàng phù hợp với mục đích đặt ra.
- Hóa dược học: tìm hiểu về tất cả những tính chất vật lý, Dược học của những phần tử thuốc, cấu trúc hóa học,... Trên cơ sở đó phân vào từng nhóm thuốc điều trị tương ứng.
Theo đó, sinh viên khi theo học chuyên ngành Dược lâm sàng sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại những Khoa dược của bệnh viện. Những công việc đảm nhiệm tương ứng như: tư vấn cho các bác sĩ trong quá trình kê đơn thuốc cho từng bệnh nhân, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của từng loại thuốc, hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc an toàn cho bệnh nhân.
2. Dược liệu & Dược cổ truyền
Theo đánh giá chung cho thấy Dược liệu & Dược cổ truyền nằm trong số những chuyên ngành quan trọng của ngành Dược. Khối lượng kiến thức cơ bản nhất của chuyên ngành này bao gồm: Hóa học và Dược liệu. Hai môn học cơ bản này sẽ được giảng viên giảng dạy đan xen cùng nhau, nhằm cung cấp cho sinh viên về các tính chất hóa học, vật lý của những hợp chất thiên nhiên có tính sinh học, định tính và định lượng chúng vào trong dược liệu, cách phân loại, sử dụng cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên như: động vật, cây thuốc có thể sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng,...
3. Chuyên ngành Sản xuất & Phát triển thuốc
Bào chế học, Hóa dược được đánh giá là 2 khối kiến thức quan trọng trong chuyên ngành Dược, cụ thể:
Hóa dược: liên quan đến quá trình tìm hiểu về tất cả những kiến thức về tính chất hóa học, vật lý, dược học của thuốc, nguyên lý về kỹ thuật bào chế những dạng thuốc nhằm sản xuất ra loại thuốc có giá trị sử dụng tốt nhất, thiết kế phân tử thuốc đúng cách dựa vào mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính.
Những sinh viên theo học chuyên ngành này sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại những cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc trong nước. Theo đó, những công việc có thể đảm nhiệm cụ thể như: bào chế và nghiên cứu về thuốc. Đặc biệt, vốn nước ngoài chảy vào ngành Dược Việt Nam, khi đó sinh viên theo học chuyên ngành Sản xuất & Phát triển thuốc có thể xin việc làm vào những Tập đoàn Dược đa quốc gia với quy mô lớn.
4. Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc
Đây là chuyên ngành rất cần thiết nhằm đảm bảo được chất lượng dược phẩm trước khi được chuyển đến cho từng bệnh nhân. Chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc sẽ trang bị cho sinh viên về kiến thức, kỹ năng nhằm đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng của các nguyên liệu, thành phẩm cũng như về quy trình sản xuất,... Nhằm đảm bảo đúng về những tiêu chí và phù hợp với luật định. Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành này còn được trang bị thêm những nguyên tắc trong quy trình sản xuất thuốc tại xí nghiệp, tất cả những kỹ năng đánh giá qua từng khâu của dây chuyền.
>>>> Xem ngay: Xét tuyển Cao đẳng Dược ở TPHCM 2024 chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT
Khi học xong chuyên ngành này, sinh viên có thể xin việc tại những Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc. Hoặc có thể xin giảm quản lý, hoặc có thể đảm nhiệm công việc giám sát quy trình sản xuất thuốc về những công ty/ doanh nghiệp Dược.
5. Chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc
Đối với chuyên ngành này thiên về kinh tế, pháp luật nhiều hơn và đảm bảo các kiến thức cơ bản của ngành Dược học. Những giảng viên sẽ đào tạo cho sinh viên những kỹ năng cơ bản nhằm đánh giá và những giải pháp có thể cải thiện được năng suất, chất lượng trong quá trình cung ứng thuốc, nắm rõ về những chính sách pháp luật trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, biết rõ về những kiến thức về kinh tế vận dụng của ngành Dược,... Do đó, giúp cho sinh viên sau khi ra trường có thể xin việc làm tại những cơ sở kinh doanh thuốc, mở nhà thuốc,... theo đúng pháp luật đưa ra.
Với tất cả những thông tin cung cấp trên các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược chia sẻ đã giúp cho sinh viên biết được rõ về những chuyên ngành Dược. Hy vọng thông qua những kiến thức trên các tân sinh viên sẽ định hình được những khối lượng kiến thức mình sẽ học trong khi theo học ngành Dược, trên cơ sở đó sẽ có kế hoạch học tập chi tiết để đạt được kết cao trong khóa học.